Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), công suất sản lượng xi măng của Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới. Hiện 5 quốc gia có quy mô sản lượng xi măng lớn nhất thế giới gồm có: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong ngành xây dựng, xi măng là thành phần vật liệu quan trọng trong các công trình và là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi để xây cầu, nhà, kênh, cống. Ngoài ra, vật liệu này còn có thể sử dụng để làm vữa chà ron gạch, đá mài, đá rửa hoặc là điêu khắc và tạo bê tông trang trí.
Ngành xi măng Việt Nam có công suất sản xuất lên tới 100 triệu tấn/năm, nằm trong 3 nước đứng đầu thế giới
Về tình hình xuất khẩu, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu clinker và xi măng của Việt Nam trong tháng 7/2024 đạt hơn 2,5 triệu tấn, với kim ngạch hơn 97 triệu USD, tăng 8,2% về lượng và tăng 7,7% về trị giá so với tháng trước.
Giá xi măng - clinker xuất khẩu tiếp tục giảm trong giai đoạn này ở mức 38,8 USD/tấn, thấp hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này đã thu về hơn 699 triệu USD với hơn 18,2 triệu tấn, giảm 1,6% về lượng và giảm 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Hiện tại, Philippines, Bangladesh và Đài Loan là 3 thị trường nhập khẩu clinker và xi măng chính của Việt Nam.
Trong đó, Philippines đã nhập khẩu hơn 4,6 triệu tấn, trị giá hơn 186 triệu USD. Bangladesh nhập khẩu hơn 3,9 triệu tấn, trí giá hơn 123 triệu USD và Đài Loan (Trung Quốc) nhập khẩu hơn 891.000 tấn, trị giá hơn 32 triệu USD.
Theo Bộ Xây dựng, trong 10 năm gần đây, năng lực sản xuất xi măng của Việt Nam đã tăng trưởng đạt khoảng 120 triệu tấn xi măng.
Các nhà máy sản xuất xi măng ở nước ta đã sản xuất được nhiều chủng loại sản phẩm xi măng phục vụ xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, đồng thời đã sản xuất được các loại xi măng chất lượng cao, rắn nhanh, chịu nhiệt, chịu lửa, bền môi trường biển, xi măng giếng khoan phục vụ khai thác dầu khí...
Tuy nhiên tiêu thụ trong thời gian gần đây liên tục sụt giảm, lượng tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa đạt chưa nổi 60 triệu tấn. Tiêu thụ xi măng trong nước và xuất khẩu sụt giảm khiến tồn kho xi măng tăng lên, không ít nhà máy xi măng phải giảm công suất hoặc dừng lò.
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, xuất khẩu xi măng và clinker trong năm 2024 tiếp tục gặp khó, bởi thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, xi măng Trung Quốc cũng bị dư thừa và dự báo sẽ cạnh tranh với xi măng Việt Nam vào các thị trường xuất khẩu như Philippines, Trung Mỹ...
-
Ngành xi măng thời khó khăn chưa từng có!
Theo VNCA, ngành xi măng hiện đang đối mặt với khó khăn lớn khi tiêu thụ nội địa, xuất khẩu ở mức thấp. Trong khi đó, giá xi măng và clinker liên tục giảm, nhiều sản phẩm đang phải bán dưới giá thành sản xuất.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với các doanh nghiệp ngành xi măng
Ngành xi măng đang đứng trước khó khăn nhất trong 120 năm hoạt động khi sản lượng tiêu thụ, xuất khẩu xi măng và clinker suy giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp
Tổng công ty Xi măng Việt Nam lỗ năm thứ hai liên tiếp khi lợi nhuận hợp nhất 2024 âm 1.400 tỷ đồng.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....