Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines năm 2024 vượt mức 8 tỷ USD, đạt 8,66 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 6,19 tỷ USD, tăng 20,2% so với năm 2023, xuất siêu 3,72 tỷ USD, cao hơn mức kỳ vọng 3,5 tỷ USD.
Đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Philippine trong năm 2024 là mặt hàng gạo với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD.
Một số mặt hàng khác có kim ngạch xuất khẩu lớn bao gồm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ; clinker và xi măng; cà phê; điện thoại các loại và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; thủy sản; giầy dép các loại.
Philippines áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với xi măng nhập khẩu
Mới đây, Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã áp dụng mức thuế tự vệ tạm thời là 400 Peso/tấn (tương đương 6,90 USD/tấn) đối với 2 loại xi măng nhập khẩu để bảo vệ ngành xi măng trong nước.
Động thái này được thực hiện sau cuộc điều tra về biện pháp bảo vệ đối với xi măng portland thông thường và xi măng hỗn hợp nhập khẩu vào Philippines từ năm 2019 đến tháng 6/2024.
Theo đó, quyết định này được đưa ra sau quá trình điều tra sơ bộ cho thấy mối liên hệ giữa sự gia tăng nhập khẩu các loại xi măng này và gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất xi măng trong nước.
Xi măng nhập khẩu tăng cả về lượng và giá trị được xác định là nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm chung cho ngành xi măng của Philippines. Theo điều tra, khoảng 93% xi măng nhập khẩu vào Philippines có nguồn gốc từ Việt Nam và 5% còn lại được nhập khẩu từ Indonesia.
Để khắc phục, DTI cho biết họ sẽ áp dụng lệnh bảo lãnh bằng tiền mặt đối với xi măng nhập khẩu trong khi Ủy ban Thuế quan đang xem xét vụ việc. Mức thuế này sẽ có hiệu lực trong 200 ngày sau khi Cục Hải quan ban hành lệnh áp dụng. Hiệp hội các nhà sản xuất xi măng Philippines cho rằng quyết định này của DTI sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành xi măng nước này.
Theo Bộ Xây dựng, trong năm 2024, nguồn cung xi măng toàn quốc đạt khoảng 122 triệu tấn, trong khi, nhu cầu tiêu thụ trong nước chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn, xuất khẩu giảm so với năm trước, dẫn đến dư thừa nguồn cung.
Xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam được dự báo tăng trưởng ở mức tương đương so với năm 2024. Hiện các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Philippines, Bangladesh. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu đang dần dịch chuyển sang các thị trường mới như Mỹ, khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi.
-
18 doanh nghiệp xi măng nào của Việt Nam bị Philippines khởi xướng điều tra tự vệ?
Trong danh sách 38 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng vào Philippines do Cục Hải quan Philippines cung cấp cho cơ quan điều tra, có tới 18 doanh nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 2019 - 2024, có những thời điểm xi măng Việt Nam chiếm 98% trong tổng lượng xi măng nhập khẩu vào thị trường này.
-
Hiện Philippines là thị trường lớn nhất tiêu thụ xi măng và clinker của Việt Nam, chiếm tới 26,1% trong tổng lượng và chiếm 27,2% trong tổng trị giá xuất khẩu xi măng và clinker của cả nước 8 tháng đầu năm 2024.
-
Philippines dự kiến chi 14 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ hội cho vật liệu xây dựng Việt Nam?
Theo Bộ Công thương, việc tham gia các triển lãm, hội chợ về ngành xây dựng tại Philippines sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024.








-
Doanh nghiệp xi măng hơn 30 năm tuổi tại Đà Nẵng lên kế hoạch… lỗ hàng chục tỷ đồng
Sau khi thua lỗ 2 năm liên tiếp, Xi măng Vicem Hải Vân lên kế hoạch cho 6 tháng đầu năm 2025 với doanh thu đạt 202 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 17 tỷ đồng.
-
Bộ trưởng Xây dựng chỉ đạo nóng đối với Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam sau 2 năm liền lỗ hơn nghìn tỷ
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu Tổng Công ty Xi măng Việt Nam điều chỉnh ngay kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặt mục tiêu có lãi trong năm 2025 sau 2 năm liên tiếp thua lỗ nghìn tỷ.
-
Thị trường xi măng sắp bước vào “cơn sốt” chưa từng có!
Trong bối cảnh đầu tư công đang được Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ, nhất là đầu tư về hạ tầng giao thông, xây dựng… các doanh nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi, trong đó có xi măng. Sự tăng trưởng trong việc tiêu thụ xi măng sẽ thấy...