Ngày 5/3, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cho biết đã và đang tiếp tục đầu tư các hạ tầng trong chuỗi giá trị LNG.
Theo đó, từ ngày 15/3, PV GAS sẽ triển khai cung cấp LNG phục vụ sản xuất công nghiệp theo mô kinh doanh tích hợp LPG/CNG/LNG, mang đến sự lựa chọn đa dạng về sản phẩm, linh hoạt nguồn cung với chất lượng, giá cả cạnh tranh.
Được biết, LNG có thành phần chủ yếu là CH4 - methane (94,3%), không màu, không mùi, không độc hại. Trước khi vận chuyển, LNG được làm lạnh ở nhiệt độ -162 độ C. Lúc này khí LNG đã chuyển sang thể lỏng. Để sử dụng, khí LNG ở thể lỏng được hóa khí trở lại.
So với khí gas, nguồn khí LNG dồi dào hơn, số lần phải tiếp thêm nhiên liệu thấp hơn. Ngoài ra, LNG thân thiện với môi trường, được sử dụng phổ biến tại nhiều nước phát triển trên thế giới như Anh, Mỹ, Nhật Bản…
Hiện nay, LNG đang được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực công nghiệp như các nhà máy điện, các khu công nghiệp - khu đô thị. Loại khí này cũng được sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành vận tải như: ô tô, tàu biển, tàu hỏa, xe vận tải hạng nặng.
Ngoài ra, LNG cũng được sử dụng làm nguồn năng lượng sạch cho các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo…
Vừa qua, PV GAS đã hoàn thành dự án kho cảng LNG Thị Vải tại thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu từ tháng 7/2023. Kho cảng LNG này có sức chứa 180.000m3 với công suất qua kho trung bình 1 triệu tấn LNG/năm.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp này cho biết sẽ khởi công giai đoạn 2 của Kho LNG Thị Vải với công suất nâng lên 3 triệu tấn/năm, dự kiến vận hành vào năm 2026; triển khai dự án kho cảng trung tâm LNG Sơn Mỹ tại Bình Thuận với tổng công suất 6 triệu tấn/năm…
-
Năm 2023, nhiều dự án hạ tầng giao thông vận tải đã được hoàn thành hoặc được tháo gỡ vướng mắc, khó khăn. Trong đó, có nhiều dự án lớn, quan trọng như sân bay Long Thành, cao tốc Bến Lức - Long Thành, kho cảng LNG Thị Vải…
-
Kho cảng LNG Thị Vải là tổ hợp LNG đầu tiên được đưa vào vận hành, có quy mô lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam với công suất qua kho là 1 triệu tấn LNG/năm trong giai đoạn 1.








-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....
-
Cận cảnh nhà máy điện mặt trời đầu tiên xây ngay trên đường ray xe lửa
Hệ thống gồm 48 tấm pin quang điện, mỗi tấm có công suất 385W, được lắp dọc theo đường ray, với tổng công suất đạt 18kW. Theo kế hoạch, nhà máy điện mặt trời này sẽ sản xuất khoảng 16MWh điện mỗi năm....