Thủ tướng vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8).
Theo đó, dự án nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập là 1 trong số các dự án nhiệt điện sử dụng khí LNG thuộc danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện tới năm 2030, nhằm đưa tổng công suất nhiệt điện LNG cả nước đạt 22.400 MW.
Theo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII, dự án nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập có công suất 1.500 MW được triển khai tại Nghệ An, dự kiến năm vận hành là 2029-2030.
Tuy nhiên, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII cũng chỉ rõ, quy mô chính xác của các nhà máy điện trong danh mục trên sẽ được xác định cụ thể, phù hợp với gam công suất của tổ máy trong giai đoạn triển khai dự án.
Dự án nhà máy nhiệt điện khí LNG. Ảnh minh họa
Trước đó, tháng 11/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương dừng thực hiện Trung tâm nhiệt điện Quỳnh Lập (bao gồm nhiệt điện than Quỳnh Lập I và nhiệt điện Quỳnh Lập II) sau thời gian dài không thực hiện.
Được biết, 2 dự án nhiệt điện trên có tổng công suất 2.400 MW, chỉ tính riêng tổng mức đầu tư giai đoạn 1 đã lên đến khoảng 2,2 tỷ USD do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.
Tiếp đó, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản đề nghị Chính phủ cho phép chuyển 2 dự án nhiệt điện than Quỳnh Lập I, II thành dự án nhiệt điện khí LNG.
Trong Quy hoạch điện VIII được phê duyệt vào tháng 5/2023, Thủ tướng Chính phủ thống nhất chấm dứt dự án nhiệt điện Quỳnh Lập I, II, Thay vào đó, yêu cầu sẽ xem xét quy hoạch các vị trí tiềm năng tại khu vực Quỳnh Lập (Nghệ An) hoặc Nghi Sơn (Thanh Hóa) để xây dựng nhà máy nhiệt điện LNG Quỳnh Lập/Nghi Sơn trong giai đoạn 2021-2030 với công suất 1.500 MW.
Như vậy, so với 2 phương án đưa ra xem xét trong Quy hoạch điện VIII là tại Quỳnh Lập hoặc Nghi Sơn, kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt đã chốt phương án xây dựng nhà máy nhiệt điện khí LNG Quỳnh Lập tại xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An.
Cũng theo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW; điện gió trên bờ là 21.880 MW; thủy điện là 29.346 MW; điện sinh khối là 1.088 MW; điện rác là 1.182 MW; điện mặt trời mái nhà (tự sản tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW; tổng công suất pin lưu trữ là 300 MW.
Ngoài ra, dự kiến phát triển 300 MW các nguồn điện linh hoạt. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.
Nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới sẽ gồm những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW khi có các dự án khả thi, chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi.
-
Vị trí dự kiến sẽ xây 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng
Đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu nghiên cứu xây dựng 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại Bắc Bộ và Nam Trung Bộ - Nam Bộ.
-
Vị trí sẽ xây nhà máy điện rác hơn 3.000 tỷ đồng tại Nghệ An
Dự án nhà máy đốt rác kết hợp phát điện sẽ được xây dựng tại Khu liên hiệp chất thải rắn Nghi Yên, huyện Nghi Lộc với tổng vốn đầu tư 3.100 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2027.
-
Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương triển khai, hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2030.
-
Ngành điện hạt nhân ở Việt Nam đón tin vui, Nga sẵn sàng hỗ trợ
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết Nga đã hợp tác với nhiều nước trong phát triển điện hạt nhân và sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam.
-
“Ông lớn” năng lượng Mỹ thông tin về dự án nhà máy nhiệt điện 2,1 tỷ USD tại Ninh Thuận
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, đại diện Tập đoàn AES (Mỹ) đã báo cáo về tiến độ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II mà tập đoàn này đang đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận....