Việt Nam khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, dự kiến hoàn thành trong 5 năm. Trong đó, nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam. Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công nghiệp năng lượng quốc gia (PVN) lần lượt làm chủ đầu tư hai nhà máy này.
Ngoài dự án ở Ninh Thuận dự kiến theo quy mô tập trung, Việt Nam sẽ phát triển điện hạt nhân quy mô nhỏ trên phạm vi cả nước, theo chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại cuộc họp tham vấn ý kiến đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), ngày 12/2.
Không chỉ Ninh Thuận, ít nhất phải có 3 điểm xây nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030
Trước đó, ngày 11/2, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 261/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Hội đồng được yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trước ngày 28/2/2025, bảo đảm tuân thủ các quy trình, thủ tục pháp luật về quy hoạch và điện lực.
Chính phủ đã chỉ đạo tối đa hóa tiềm năng năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời tập trung và điện mặt trời áp mái. Bên cạnh đó, cần phát triển hợp lý các nguồn năng lượng nền như điện khí hóa lỏng và từng bước khôi phục, phát triển điện hạt nhân để đảm bảo nguồn cung điện ổn định, sạch và bền vững.
Việt Nam sẽ phát triển thêm điện hạt nhân nhỏ
Theo Bộ Công Thương, ngoài mô hình truyền thống với công suất lớn, công nghệ hạt nhân gần đây phát triển loại lò phản ứng module cỡ nhỏ và vừa (SMR). Loại này có kích thước chỉ bằng một phần mười lò phản ứng tiêu chuẩn, nên dễ xây dựng và suất đầu tư phù hợp.
Ước tính chi phí đầu tư mỗi kW theo lò SMR dao động 7.000-12.000 USD, tức 2,1-3,6 tỷ USD cho một nhà máy 300 MW. Thời gian xây dựng các nhà máy loại này khoảng 2-3 năm. Trong khi chi phí xây dựng một nhà máy tiêu chuẩn khoảng 6-9 tỷ USD, cần trên dưới 5 năm, thậm chí có dự án hơn 10 năm.
Nguồn điện hạt nhân (kể cả điện hạt nhân quy mô nhỏ SMR) đều phải đặt ở những vị trí có tiềm năng do đặc biệt liên quan đến vấn đề an toàn, địa chất khu vực và vấn đề chôn cất chất thải hạt nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án Quy hoạch điện VIII điều chỉnh
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, quy hoạch điều chỉnh lần này sẽ xác định ít nhất 3 trong 8 địa điểm được quy hoạch có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân đến 2030, ngoài 2 vị trí ở Ninh Thuận.
Tại dự thảo đang lấy ý kiến, Bộ Công Thương cho biết giới hạn tiềm năng phát triển điện hạt nhân có thể xem xét xây dựng tại 3 vùng, gồm Nam Trung Bộ (khoảng 25-30 GW), Trung Trung Bộ (khoảng 10 GW) và Bắc Trung Bộ (khoảng 4-5 GW).
Trong đó, 8 vị trí có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Các vị trí này nằm ở 5 tỉnh, theo Quyết định 906 ngày 17/6/2010 của Thủ tướng về Quy hoạch định hướng phát triển điện hạt nhân. Trong đó, mỗi vị trí có tiềm năng phát triển khoảng 4-6 GW nguồn điện hạt nhân.
Cụ thể, 8 địa điểm gồm 3 vị trí ở Ninh Thuận, 2 ở Quảng Ngãi, 3 chỗ còn lại ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Hà Tĩnh.
Trong đó, 2 địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải (Ninh Thuận) có công bố quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân. 2 địa điểm ở Quảng Ngãi, 1 ở Bình Định cũng được xem xét là địa điểm tiềm năng phát triển 4 tổ máy điện hạt nhân quy mô lớn.
Tại cuộc họp, ông Ngô Tuấn Kiệt, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Năng lượng cho rằng quyết định tái khởi động hai dự án điện hạt nhân là bước đi mang tính chiến lược và là lựa chọn tất yếu để đảm bảo nguồn cung năng lượng dài hạn.
Với kinh nghiệm từ các nghiên cứu khả thi trước đây, Việt Nam có thể rút ngắn thời gian thực hiện, đặt mục tiêu hoàn thành hai nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong vòng 5-6 năm nếu có sự quyết tâm và cơ chế phù hợp.
-
Hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chậm nhất trước 31/12/2031
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối với các bộ ngành, địa phương liên quan.
-
Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương triển khai, hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2030.
![RA MẮT SIÊU PHẨM DỰ ÁN NARA BÌNH TIÊN GOLF & BEACH RESORT](https://static2.cafeland.vn/static01/sgd/news/2023/08/08/ban-nha-biet-thu-lien-ke-thuan-bac-ninh-thuan-1691486451-nhadat.cafeland.vn.jpg)
![Anara Bình Tiên, biệt thự biển view sân golf. Bàn giao full nội thất, giá CĐT](https://static2.cafeland.vn/static01/sgd/news/2024/11/28/ban-nha-rieng-theo-quan-khu-vuc-1732788127-nhadat.cafeland.vn.jpg)
![Nhanh tay sở hữu dự án Nara Bình Tiên Golf & Beach Resort](https://static2.cafeland.vn/static01/sgd/news/2023/08/08/ban-nha-biet-thu-lien-ke-thuan-bac-ninh-thuan-1691488266-nhadat.cafeland.vn.jpg)
-
Một khu vực của Hà Tĩnh được đề xuất là nơi dự phòng xây nhà máy điện hạt nhân
Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) đề xuất xem xét vị trí ở xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh làm địa điểm dự phòng cho trường hợp không thể phát triển nguồn điện hạt nhân tại vị trí Ninh Thuận....
-
Tổng Giám đốc REE: Có dự án điện rác 3 năm vẫn chưa được thông qua, khó khăn nhất nằm ở quy trình cấp phép
Theo bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng Giám đốc Công ty Cơ điện lạnh (REE), việc khó khăn nhất hiện nay là quy trình cấp phép. REE có dự án xử lý rác, tận dụng nhiệt để phát điện ở một số địa phương, nhưng 3 năm vẫn chưa thông qua được....
-
Hoàn thành đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chậm nhất trước 31/12/2031
Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối với các bộ ngành, địa phương liên quan.