Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 35/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Thông báo nêu, để đáp ứng yêu cầu về năng lượng cho phát triển xanh, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường trong tình hình mới và đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong kỷ nguyên mới, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của của trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây...., Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội đã chỉ đạo tiếp tục triển khai chủ trương xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đây là dự án đặc biệt quan trọng quốc gia, với mục tiêu phấn đấu hoàn thành đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu triển khai ngay một số công việc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu chậm nhất 31/12/2031 hoàn thành công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
Cụ thể, về việc thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, Bộ Công Thương khẩn trương thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo để hỗ trợ trong việc theo dõi, đôn đốc công việc, tổ chức các cuộc họp theo yêu cầu, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Về hoàn thiện quy định pháp luật, Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung bố trí nguồn lực, khẩn trương hoàn thiện Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi, bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội khóa XV xem xét và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) theo quy trình một kỳ họp.
Về cơ chế, chính sách để triển khai dự án, các Bộ, ngành và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, triển khai nhanh nhất về các vấn đề như giải phóng mặt bằng, tái định cư, ổn định đời sống người dân, cơ chế tài chính, thu xếp vốn, lựa chọn nhà thầu... để rút ngắn thời gian thực hiện dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, gửi Bộ Công Thương trước ngày 15/2/2025.
Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét để đề xuất cấp thẩm quyền, trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025). Trước mắt, ngay trong Kỳ họp bất thường ngày 15/2/2025, Bộ Công Thương trình xin chủ trương và một số cơ chế, chính sách cần thiết để triển khai ngay.
Về việc thực hiện các dự án, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan báo cáo cấp thẩm quyền để giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia thực hiện đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng trước ngày 31/12/2030, chậm nhất trước ngày 31/12/2031.
EVN, Tập đoàn Công nghiệp Năng lượng Quốc gia chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đàm phán với các đối tác có công nghệ nguồn tiên tiến như Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Pháp..., ưu tiên các đối tác truyền thống nhưng vẫn bảo đảm khả năng dự phòng trong mọi tình huống.
Trên cơ sở đàm phán với các đối tác, xem xét cập nhật lại quy mô công suất, tổng mức đầu tư... phù hợp với tình hình mới đề xuất cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về đào tạo nguồn nhân lực, EVN khẩn trương rà soát, huy động lại các nhân lực đã được đào tạo và các nguồn nhân lực có ngành nghề tương tự để có phương án sử dụng hiệu quả, tối ưu nhất, đồng thời đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 2/2025 xây dựng Kế hoạch đào tạo chuyên sâu bổ sung nguồn nhân lực cần thiết (số lượng, trình độ và chuyên môn) cho dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và có cơ chế, chính sách để thu hút nguồn nhân lực, trong đó cần chú ý người tổng chỉ huy, tổng công trình sư của dự án.
Về vốn cho công tác chuẩn bị đầu tư, Thủ tướng đề nghị các bộ, cơ quan và địa phương rà soát trên cơ sở các nhiệm vụ được giao, đề xuất gửi Bộ Công Thương tổng hợp trước ngày 15/2/2025.
Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn cho phép nghiên cứu, xem xét sử dụng nguồn vốn dự phòng năm 2025 hiệu quả để triển khai.
Về công tác giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Ninh Thuận khẩn trương triển khai ngay công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư cho cả hai nhà máy điện hạt nhân để hoàn thành công tác bàn giao mặt bằng của dự án trong năm 2025 cho chủ đầu tư.
Đồng thời, khẩn trương kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng sân bay Ninh Thuận; hoàn thành các thủ tục trong năm 2025 theo thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền.
Bộ Tài chính bố trí, cấp đủ vốn để UBND tỉnh Ninh Thuận hoàn thành việc di dời và ổn định nơi ở, sinh kế cho người dân, bảo đảm nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ trên tinh thần vì lợi ích chung, bảo đảm công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Thủ tướng yêu cầu Bộ kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổ chức thẩm định hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án trong thời gian sớm nhất để trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 9.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định ngay trong tháng 2/2025 báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án.
Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đánh giá cơ sở hạ tầng điện hạt nhân của Việt Nam theo các tiêu chuẩn của IAEA. Xây dựng kế hoạch cụ thể hoàn thiện cơ sở hạ tầng điện hạt nhân đáp ứng yêu cầu của IAEA.
-
Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương triển khai, hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2030.
-
Nhu cầu nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận lên tới hàng nghìn người
Việt Nam cần khoảng 2.400 nhân lực trong trường hợp tái triển khai 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
![RA MẮT SIÊU PHẨM DỰ ÁN NARA BÌNH TIÊN GOLF & BEACH RESORT](https://static2.cafeland.vn/static01/sgd/news/2023/08/08/ban-nha-biet-thu-lien-ke-thuan-bac-ninh-thuan-1691486451-nhadat.cafeland.vn.jpg)
![Anara Bình Tiên, biệt thự biển view sân golf. Bàn giao full nội thất, giá CĐT](https://static2.cafeland.vn/static01/sgd/news/2024/11/28/ban-nha-rieng-theo-quan-khu-vuc-1732788127-nhadat.cafeland.vn.jpg)
![Nhanh tay sở hữu dự án Nara Bình Tiên Golf & Beach Resort](https://static2.cafeland.vn/static01/sgd/news/2023/08/08/ban-nha-biet-thu-lien-ke-thuan-bac-ninh-thuan-1691488266-nhadat.cafeland.vn.jpg)
-
Cột mốc quan trọng của dự án điện khí 1,4 tỷ USD tại Nhơn Trạch, Đồng Nai
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 có quy mô công suất 1.500 MW, tổng mức đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD. Đây là nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu khí LNG đầu tiên tại Việt Nam.
-
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới với công suất 5,2 GW, rộng gần bằng 10.000 sân bóng đá
Đây sẽ là nhà máy điện mặt trời 24/7 đầu tiên trên thế giới đi kèm hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS) tương ứng.
-
Việt Nam sẽ có nhà máy điện hạt nhân vào năm 2030
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương triển khai, hoàn thành nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vào năm 2030.