Phối cảnh dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Trong báo cáo mới đây về kế hoạch triển khai dự án cảng trung chuyển Cần Giờ, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết một trong những vướng mắc lớn nhất khi triển khai dự án là quy định giải ngân vốn đầu tư.
Cụ thể, theo quy định về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển của TP.HCM, nhà đầu tư phải giải ngân vốn trong 5 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án. Trong thời gian này, nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng dự án.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, quy định giải ngân vốn trong 5 năm không bảo đảm khả thi đối với các dự án hạ tầng có quy mô lớn, thời gian triển khai dài như dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Theo đó, dự án có tổng vốn đầu tư đề xuất là 113.531,7 tỷ đồng (tương đương 4,8 tỷ USD), dự kiến phân kỳ đầu tư thành 7 giai đoạn, thời gian thực hiện trong 22 năm với hệ thống công trình gồm 15-19 cầu cảng và 4 bến sà lan.
Trong đó địnhhướng đến năm 2030 chỉ có thể hoàn tất đầu tư từ 2 bến cảng đến 4 bến cảng (gồm 2 đến 4 cầu cảng) và 2 bến sà lan trong giai đoạn với kinh phí 38.500 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa từ 28,8 triệu tấn đến 57,6 triệu tấn.
Với kế hoạch tiến độ như trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho rằng, nếu yêu cầu nhà đầu tư hoàn tất việc đầu tư tất cả các giai đoạn của dự án và giải ngân toàn bộ vốn đầu tư trong 5 năm sẽ dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; phá vỡ phương án tài chính của dự án; không phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ của thị trường và ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoạt động của các cảng lân cận đã được tính toán theo quy hoạch được duyệt.
Do đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, để đảm bảo hành lang pháp lý, phù hợp điều kiện thực tiễn, giúp TP.HCM có thể kêu gọi được nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm đầu tư dự án Cảng Trung chuyển quốc tế Cần Giờ, trên cơ sở tham khảo Nghị quyết về cơ chế đặc thù của Đà Nẵng (đối với dự án bến cảng Liên Chiểu), Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM hiện đang phối hợp với các Sở, ngành tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố văn bản báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 9, Điều 7 của Nghị quyết số 98/2023/QH15.
Theo quyết định được Thủ tướng phê duyệt, dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ thực hiện ở cù lao Gò Con Chó, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Dự án quy mô 571 ha đất, tổng kinh phí đầu tư theo đề xuất không thấp hơn 50.000 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư.
-
Dự án "siêu cảng” tỷ USD ở Cần Giờ vừa có bước tiến đặc biệt quan trọng
Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vừa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư. Đây là cột mốc quan trọng trong việc triển khai dự án.
-
Đã có đề án xây Siêu Cảng Cần Giờ, vị trí đặt tại Cù Lao xã Thạnh An
TP.HCM mới đây đã trình lên Thủ tướng Đề án nghiên cứu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sau khi làm việc với đơn vị đầu tư là hãng tàu container lớn nhất thế giới MSC. Bên cạnh đề xuất về vị trí tại Cù lao Con Chó, hãng tàu cũng hứa hẹn sẽ di dời một phần hoạt động trung chuyển về Việt Nam.
-
Năm 2024 sẽ khởi công “siêu cảng” Cần Giờ 5,5 tỉ USD đủ sức cạnh tranh với Singapore
Nhà đầu tư lên kế hoạch triển khai dự án siêu cảng Cần Giờ 5,5 tỉ USD thành 7 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 dự kiến sẽ vào năm 2024 và đưa vào khai thác năm 2027.








-
Keppel thu hơn 100 triệu USD sau thoái vốn dự án Palm City
Tập đoàn Keppel vừa thông qua bộ phận bất động sản đã thoái toàn bộ 42% cổ phần tại Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc (SRC), chủ đầu tư dự án Palm City tại TP.HCM.
-
TP.HCM chi hàng chục nghìn tỷ đồng nâng cấp, mở rộng loạt cửa ngõ thành phố
Nhằm giảm ùn tắc, tăng cường kết nối liên vùng và hoàn thiện hạ tầng giao thông trọng yếu, TP.HCM đang xúc tiến loạt dự án nâng cấp quốc lộ tại các cửa ngõ theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng....
-
TP.HCM triển khai thêm hai dự án TOD dọc tuyến metro số 2
TP.HCM đang tăng tốc triển khai loạt dự án phát triển đô thị theo mô hình TOD (Transit Oriented Development – đô thị gắn với giao thông công cộng), với hai dự án mới vừa được chuẩn bị thực hiện tại quận Tân Bình và quận 10, dọc tuyến metro số 2 (Bến ...