Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên là một trong những dự án hạ tầng trọng điểm bị chậm tiến độ, đội vốn
Trong phiên thảo luận của Quốc hội về Kinh tế xã hội chiều 30/10, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã có phần trình bày liên quan đến việc triển khai hệ thống hạ tầng giao thông tại các vùng miền và nguyên nhân các dự án hạ tầng trọng điểm chậm tiến độ.
Bộ trưởng Thể cho biết, cùng với TP.HCM và Hà Nội, Bộ GTVT là 3 đơn vị có vốn ngân sách lớn. Cụ thể, bộ được giao 26.000 tỉ đồng nhưng hiện vốn giải ngân rất chậm khiến nhiều dự án hạ tầng bị chậm tiến độ.
Năm 2019, Bộ GTVT bố trí 10.000 tỉ đồng cho 11 dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và 15.000 tỉ đồng cho 14 dự án cấp bách đã được Quốc hội thống nhất từ năm 2017.
Hiện nay, Bộ đã bàn giao cho 14 địa phương để tiến hành giải phóng mặt bằng. Theo cam kết của các địa phương thì đến tháng 12 sẽ giải ngân được 4.000/7.000 tỉ đồng cho phần giải phóng mặt bằng. Dự kiến, từ nay đến cuối năm sẽ khởi công 10/14 dự án cấp bách và 12 gói thầu thuộc 3 dự án đầu tư công.
Cũng theo tư lệnh ngành giao thông, hiện bộ có 10.000 tỉ vốn ODA để bố trí cho một số dự án như: đoạn nối từ Lai Châu, Nghĩa Lộ (Yên Bái) về cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 19 nối Bình Đình với Tây Nguyên. Đây đều là những dự án có kinh phí lớn nhưng Quốc hội ghi vốn, ghi danh mục chậm nên hiện nay có vốn nhưng triển khai rất chậm.
Một số dự án trọng điểm chậm tiến độ liên quan đến việc điều chỉnh, vướng mắc thủ tục.
Liên quan đến việc triển khai hệ thống hạ tầng giao thông ở các vùng miền, Bộ trưởng Thể co biết, hiện nay cả nước có 24.500km đường quốc lộ, gần 2.000 km đường cao tốc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Đất nước cũng có 22 sân bay, 3.200 km đường biển, trong đó đang tập trung phát triển vận tải ven bờ, 3.200 km đường sắt đi qua nhiều tỉnh.
Tại miền Bắc, Bộ GTVT sẽ triển khai các trục dọc như cao tốc Hòa Bình - Sơn La, Chi Lăng - Hữu Nghị - Đồng Đăng, Hạ Long - Móng Cái. Các trục liên kết ngang như quốc lộ: 4C, 4D, 209, 37.
Khu vực Đồng bằng sông Hồng, sẽ tập trung phát triển các đường vành đai của Hà Nội và trục kết nối với Hải Phòng để phát huy lợi thế của cảng biển Lạch Huyện.
Tại miền Trung, hiện tại đang có đường sắt Bắc - Nam chạy qua, đường biển dọc miền Trung, quốc lộ 1A đã nâng cấp lên 4 làn xe. Thời gian tới sẽ có thêm đường cao tốc kết nối từ TP.HCM với Hà Nội. Ngoài ra, sẽ xây dựng các trục ngang kết nền vùng ven biển với Tây Nguyên. Những dự án này Bộ GTVT đang cho nghiên để đề xuất với quốc hội.
Khu vực miền Đông Nam Bộ sẽ tập trung cho 2 đường Vành đai 3 và 4 của TP.HCM. Cùng với đó là các dự án cao tốc TP.HCM – Tây Ninh, TP.HCM – Chơn Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Tập trung nguồn lực cho sân bay quốc tế Long Thành cùng với một số trục đường của địa phương để giao thông liên vùng ở khu vực Đông Nam Bộ được tốt nhất.
Đối với khu vực miền Tây Nam Bộ, ông Thể cho biết, sẽ tập trung vào 3 trục dọc gồm đường cao tốc TP.HCM – Cần Thơ và kết nối xuống Cà Mau. Đường thứ hai là quốc lộ 60 trong đó có cầu Rạch Miễu, cầu Đại Ngãi. Thứ 3 là đường N2 từ Củ Chi đi Đồng Tháp Mười đến Kiên Giang.
Ngoài ra Bộ đang nghiên cứu 4 trục ngang của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Quốc lộ 62, Quốc lộ 30 và cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và đường ven biển phía Tây nối Rạch Giá với Xà Xía.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng tập trung xây dựng hệ thống cảng biển. Đặc biệt là cảng Trần Đề có thể đón tàu 100.000 tấn vào khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Dự án nào sẽ hưởng lợi khi tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên vận hành
Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang trong những giai đoạn cuối cùng để đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, những dự án bất động sản xung quanh tuyến metro đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ khách hàng và nhà đầu tư....
-
TP.HCM sẽ phát triển 11 đô thị nén dọc metro, Vành đai 3: Thị trường bất động sản sẽ thay đổi ra sao?
TP.HCM vừa công bố kế hoạch triển khai 11 vị trí phát triển theo mô hình TOD - quy hoạch đô thị quanh metro và vành đai với mục tiêu tối ưu hóa sử dụng đất và phát triển giao thông công cộng. Đây là bước đi đón đầu xu thế của các đô thị hiện đại trên...
-
TP.HCM sẽ chi 33 tỷ đồng để người dân đi metro miễn phí trong tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đi vào vận hành thương mại, toàn bộ người dân TP.HCM sẽ được trải nghiệm miễn phí cả metro và 17 tuyến xe buýt kết nối.