Củ Chi lên thành phố chỉ mới là thông tin đề xuất chủ trương
Mới đây, nhiều người dùng mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin chia sẻ nhau đường dẫn liên kết của một doanh nghiệp tư nhân về việc thành lập “thành phố Củ Chi”. Cụ thể thành phố này được hợp nhất bởi 3 khu vực Hóc Môn, Củ Chi và quận 12 theo hướng phát triển thành khu đô thị vệ tinh.
Phản hồi báo chí về thông tin trên, lãnh đạo huyện Củ Chi cho biết, trong buổi làm việc với Bí thư Thành uỷ TP.HCM vào tháng 11.2020, huyện có đề xuất quá trình chuyển đổi không thông qua giai đoạn từ huyện lên quận mà có cách làm khác là liên kết 3 quận để xây dựng thành phố mới. Dù vậy, đây mới là đề xuất chủ trương chứ chưa có đề án cụ thể.
Đây không phải là lần đầu tiên những thông tin về việc thành lập thành phố Tây Bắc, trong đó có huyện Củ Chi xuất hiện. Trước đó, vào đầu năm 2021, Hiệp hội bất động sản TP.HCM cũng có đề xuất tương tự.
Cụ thể, trong văn bản góp ý kiến Báo cáo rà soát, đánh giá đồ án quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. HoREA có đề nghị nghiên cứu bổ sung quy hoạch về giao thông, đô thị.
Trong đó, đề nghị nghiên cứu bổ sung quy hoạch “TP Tây Bắc” trên cơ sở không gian hai huyện Củ Chi, Hóc Môn hiện nay. Từ đó định hướng phát triển đô thị bền vững, ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cũng khẳng định, ý tưởng trên cần tầm nhìn từ 20 – 40 năm để thực hiện chứ không phải trong một sớm, một chiều như nhiều thông tin lan truyền.
Hướng phát triển đô thị vệ tinh phía Tây Bắc là tất yếu
Theo nhiều chuyên gia bất động sản, ý tưởng thành lập thành phố vệ tinh phía Tây Bắc TP.HCM là hoàn toàn có có cơ sở. Đặc biệt, nếu mô hình thành phố Thủ Đức thành công thì những thành phố vệ tinh quanh trung tâm TP.HCM là xu hướng tất yếu.
Vói thị trường bất động sản, những thông tin kiểu như sắp thành lập TP. Tây Bắc sẽ có rất nhiều tác động về giá. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư không kiểm tra kĩ, đầu tư lướt sóng dựa trên những thông tin chưa rõ ràng như vậy sẽ gặp rủi ro rất lớn. Ngược lại, với những nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn thì tiềm năng của Củ Chi nói riêng và phía Tây Bắc nói chung hiện nay cũng đang rất lớn.
Đặc biệt, với quỹ đất rộng lớn và giá bán còn khá thấp thì đây là thị trường lý tưởng cho những nhà đầu tư có số vốn khiêm tốn.
Theo chuyên gia bất động sản Phan Công Chánh, TP.HCM hiện còn 3 quỹ đất là “của để dành” gồm có Bình Chánh, Cần Giờ và Củ Chi. Trong khi Bình Chánh đã khá phát triển, Cần Giờ nhiều lần sốt đất và cũng có quy hoạch các đại đô thị lớn thì Củ Chi vẫn được xem như “vùng trũng”.
Tuy nhiên, trong thời gian tới “vùng trũng” này sẽ là thị trường bất động sản đáng để cho các nhà đầu tư cân nhắc bởi còn rất nhiều tiềm năng phát triển.
Thứ nhất, Củ Chi có thế mạnh đặc biệt bởi quỹ đất còn rất rộng lớn và giá bán đang rất rẻ. Giá đất nông nghiệp ở Củ Chi nhiều khu vực chỉ vài trăm ngìn một mét vuông.
Thứ hai, trong lịch sử phát triển các đô thị, thành phố thường ưu tiên phía Đông, Đông Nam trước sau đó sẽ đến hướng Tây, Tây Bắc. Hiện nay, phía Đông và Nam của TP.HCM gần như đã phát triển hoàn thiện do đó phía Tây Bắc với huyện Củ Chi sẽ là hướng phát triển được TP.HCM chú trọng sắp tới.
Thứ ba, là cơ sở hạ tầng kết nối giữa TP.HCM với khu vực Tây Bắc đang được quan tâm đầu tư. Đáng chú ý nhất là tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài có chiều dài 50km quy mô 8 làn xe. Giai đoạn 1 của dự án có tổng vốn đầu tư 15.900 tỉ đồng dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn 2021 - 2025. Tuyến cao tốc này sẽ là mạch nối lưu thông hàng hoá từ Tây Bắc về TP.HCM xuống Đồng Bằng sông Cửu Long và ngược lại.
Thứ ba, với quỹ đất lớn, giá rẻ và có bệ đỡ cơ sở hạ tầng giao thông thì Củ Chi là thị trường “màu mỡ” với mọi doanh nghiệp đầu tư bất động sản. Xu hướng phát triển đô thị vệ tinh, thành phố thông minh, thành phố sinh thái đang nở rộ. Từ những dự án vài chục ha đến hàng trăm ha bây giờ đã có những dự án án lên đến hàng nghìn ha ta. Khi những đại đô thị này hoàn thành sẽ làm “lột xác” cả một khu vực.
Với những thế mạnh như trên, ông Chánh cho rằng, một nhà đầu tư với số vốn không quá lớn nhưng có tầm nhìn dài hạn (ít nhất 3 – 5 năm) thì lựa chọn đầu tư vào Củ Chi là đúng đắn và đây là một khoản đầu tư chắc chắn mang lại hiệu quả.
-
TP.HCM đề xuất điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc TP
CafeLand - UBND Thành phố đã giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất chủ trương điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc TP.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.