Mới đây, cộng đồng mạng đã xôn xao với bài "bóc phốt" hình thức lừa đảo mới của các công ty bất động sản làm ăn gian dối. Theo đó, khách mua sẽ được tổ chức đi xem đất trên một chuyến xe chung. Trên xe 16 chỗ đó sẽ có 4 nhân viên môi giới, còn lại là khách hàng.
Tuy nhiên thực tế, khách mua lại chỉ có 1 - 2 người, còn lại đều là người của các sàn giao dịch cài vào trong vai người mua đất.
Khi xe lăn bánh, rèm xe sẽ được kéo lại với lý do tránh nắng, nhưng thực chất là để khách mua không biết mình đang đi đâu. Khi đến nơi, các giao dịch của nhân viên môi giới và người đóng giả là khách hàng liên tục nổ ra, đánh vào lòng tham của người mua thật.
Nhiều chiêu trò dẫn khách vào vòng xoáy mua bán (ảnh minh họa).
Khi khách quay cuồng trong những tiếng ồn và các hợp đồng đã chốt, nhân viên sẽ hỗ trợ chuyển khoản số tiền cọc giữ chỗ lên tới hàng trăm triệu đồng. Trên giấy cọc có ghi rõ vị trí thửa đất, tờ bản đồ, lô số… Song, địa chỉ là điểm quan trọng nhất thì lại không có, khách ký xong thì địa chỉ mới được điền vào.
Khi khách hàng phát hiện ra có sai sót thì cũng là lúc đoàn xe đã đi cách xa dự án cả trăm cây số. Thậm chí, dự án còn ở xã miền xa hẻo lánh, khác xa so với những gì môi giới quảng cáo trước đó. Nếu khách không mua nữa thì sẽ mất số tiền cọc, còn nếu mua, khách sẽ phải bỏ ra số tiền gấp 4 lần giá trị thực tế của mảnh đất.
Khi đọc được bài viết, nhiều người cho rằng, khó có thể lừa khách mua như thế, bởi thực tế người có tiền tỷ không dễ lừa gạt như vậy. Chưa kể, người đi trên xe không thể không biết vị trí của mình, nếu rèm bị kéo thì có thể sử dụng định vị của điện thoại.
Hơn nữa, cộng đồng mạng cũng cho rằng, việc ký hợp đồng đặt cọc không đọc trước là điều vô lý. Thế nhưng, thực tế, những chuyến xe như này đã xuất hiện từ cách đây 2 - 3 năm tại TP.HCM.
Một buổi gặp gỡ khách hàng mà chị B đã tham gia (ảnh nhân vật cung cấp).
Phóng viên trao đổi với một nhân vật đã từng tham gia chuyến xe này nhưng trong một vai trò khác thì được biết, tháng 12/2017, khi còn là sinh viên, chị T.B. (quận Tân Bình, TP.HCM) đã xin làm thêm công việc dẫn chương trình tại một công ty bất động sản.
Tìm được công việc này trên mạng xã hội, công việc cũng chỉ cần dẫn chương trình trên xe cho khách đi xem bất động sản, nên chị B đã đăng ký. Sau khi được gọi phỏng vấn tại công ty thuộc quận Tân Bình, chị B được nhận và được hướng dẫn sẽ đi theo học việc vào cuối tuần tại Vũng Tàu.
Theo chị B, khi đến tập trung để xuất phát, các nhân viên của công ty sẽ nói chuyện xã giao và phân chia về các xe khác nhau. Đã có khách thắc mắc về việc đi xem nhà ở quận 9 nhưng tại sao lại đi Vũng Tàu. Khi đó, nhân viên sẽ vòng vo, xoa dịu khách và hứa hẹn xong ở Vũng Tàu sẽ về quận 9.
Người dân cần tỉnh táo trước các lời gọi mua dự án đất nền (ảnh minh họa).
Đáng chú ý theo chị này, sau khi lên xe nhân viên sẽ ngồi xen kẽ khách, chào hỏi, và tổ chức chơi trò chơi suốt dọc đường để khách không chú tâm tới việc đang đi xem đất. Người dẫn chương trình cũng được báo rằng, không được nhắc gì đến chuyện mua bán đất đai, bất động sản.
"Khi đến nơi thì tất cả xuống xe, tại dự án đã lắp sẵn rạp. Chương trình bắt đầu thì có giới thiệu, trao quà… Sau đó mọi người ngồi vào bàn tròn được sắp sẵn, cứ một nhân viên một khách, trên bàn có sẵn bản đồ khu đất", chị B nói và cho biết thêm, các giải thưởng rất hấp dẫn như lò vi sóng, ti vi, xe máy… nên rất thu hút được sự quan tâm của khách mua.
Thậm chí, khi chị B đang đứng ở ngoài thì một nữ nhân viên môi giới nhờ chị vào bàn ngồi giả làm khách vì bàn đó đang thiếu 1 người. Người này tự ý chốt mua giúp chị B rồi xin tên cùng số điện thoại để ghi ra giấy.
Dù không phải khách đến mua, nhưng cảm nhận lúc đó của chị B là không khí xung quanh rất ồn và hỗn loạn. Chị chỉ toàn nghe hô hào: Chốt lô nào lô nào? Còn lô nào lô nào? Anh chị chốt không?....
Không ít người cho biết, họ cũng đã bị dàn dựng cảnh như vậy. Còn các công ty bất động sản thừa nhận, chỉ đi 30 phút nhưng xe chạy vài tiếng đồng hồ mới tới nơi. Thậm chí, khách còn bị đưa tới những dự án xa xôi hoang vu, không có taxi để về.
Theo chia sẻ của một người có nickname Nga Tran, thậm chí, chị Nga còn bị đưa đến một dự án ở Đồng Nai và được giới thiệu rằng, một năm sau sẽ xây xong cầu qua thẳng quận 9. Tuy nhiên, suốt từ năm 2016 (thời điểm chị Nga đi xem) đến nay, chị vẫn chưa thấy cây cầu nào.
Giới chuyên gia cảnh báo, trước các chiêu trò ngày càng tinh vi của giới cò mồi, sàn bất động sản, người dân cần đề cao cảnh giác với các mánh lới mới các công ty bất động sản làm ăn chộp giật.
-
Sau nóng sốt, đất nền nhiều khu vực sẽ xuất hiện cắt lỗ, lực đầu tư giảm mạnh
CafeLand - Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VaRS), cho rằng sự vào cuộc của chính quyền địa phương sẽ khiến giá đất được kiểm soát và không tăng so với quý 1. Dự báo một số khu vực sẽ xuất hiện giảm giá khi nhà đầu tư cắt lỗ.
-
Hé lộ phân khúc đất nền đang có mức tăng giá tới 40%
Trong quý đầu năm, phân khúc thấp đất, đất nền có tổng lượng giao dịch lên tới 2.500 giao dịch, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm 2023. Giá đất nền được cho là đã đi vào ổn định, không còn dấu hiệu giảm. Có phân khúc ghi nhận mức tăng giá lên tới 40%....
-
Quốc hội đề nghị Chính phủ can thiệp khi thị trường bất động sản “sốt ảo”
Khi Luật Đất đai và Nhà ở có hiệu lực từ 2025, Chính phủ cần giải pháp điều tiết giá bất động sản do chi phí làm dự án tăng.
-
Cái kết đắng của kẻ mộng mơ lướt sóng bất động sản
Trong cơn sốt nóng của thị trường nhà đất, chỉ một vài giao dịch lướt sóng là nhiều người đã có thể kiếm hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỉ đồng. Có người không muốn bỏ lỡ cơ hội đã dồn toàn bộ gia sản, thậm chí vay mượn để đầu tư đất đai. Thế rồi, c...