CafeLand - Theo báo cáo mới đây của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho biết có đến tính đền ngày 30/6/2018 có tới 310.517 nợ xấu được xử lý qua VAMC. Đặc biệt, trong năm 2017, tổ chức này đã thu hồi được 30.852 tỷ đồng nợ xấu.

Trong buổi kỷ niệm 5 năm ngày thành lập VAMC mới đây, nhiều con số đáng mừng về hoạt động xử lý nợ xấu ngành ngân hàng đã được đưa ra.

Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngành đã giảm từ 3,61% cuối năm 2013 xuống còn 2,18% cho tới thời điểm hiện tại. Trong đó, nợ xấu xử lý qua VAMC đến 30/6/2018 đạt 310.517 tỷ đồng theo dư nợ gốc nội bảng, ước tính đạt trên 40% tổng nợ xấu được xử lý.

VAMC

Công ty VAMC cũng đã phối hợp với các TCTD thu hồi được gần 100 nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2017, VAMC đã thu được 30.852 tỷ đồng. Đặc biệt, tính tới thời điểm hiện tại, VAMC cũng thực hiện mua nợ theo giá trị thị trường với tổng giá mua nợ đạt hơn 3.100 tỷ đồng.

Đại diện VAMC cho biết, riêng đối với các khoản nợ mua theo giá thị trường, sau khi mua nợ, Công ty VAMC đã triển khai ngay các giải pháp xử lý nợ, hỗ trợ hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển nhượng dự án...

Vị này cũng cho rằng, việc xử lý nợ xấu thông qua mua, bán nợ theo giá thị trường giúp cho việc xử lý nợ thực chất, hiệu quả hơn theo nguyên tắc bảo toàn được nguồn vốn và đảm bảo hiệu quả.

Có thể thấy những bước tiến tích cực trong quá trình xử lý nợ xấu của VAMC từ năm 2015 trở về đây. Theo BCTC của tổ chức này, năm 2015, VAMC đã thu hồi nợ được 22.783 tỷ đồng; Năm 2016, thu hồi nợ là 28.006 tỷ đồng. Đến năm 2017, VAMC đã thu hồi được 30.852 tỷ đồng. Luỹ kế đến hết năm 2017, VAMC thu hồi được 81.241 tỷ đồng nợ xấu đã mua.

Liên quan đến món nợ xấu được giới bất động sản rất chú ý là xử lý tòa nhà nhà Saigon One Tower. Trả lời báo chí về kế hoạch đấu giá toà nhà Saigon One Tower, ông Đoàn Văn Thắng, Tổng giám đốc VAMC cho biết: Dự kiến, trong tháng 6/2018, VAMC thực hiện phiên đấu giá đầu tiên đối với khoản nợ này với giá khởi điểm là 6.110 tỷ đồng.

Để thực hiện đấu giá đối với tài sản bảo đảm của khoản nợ này, VAMC đã thực hiện thu giữ tài sản ngay sau khi Nghị quyết 42 có hiệu lực và thống nhất với các bên liên quan thực hiện bán tài sản theo phương thức bán đấu giá. Đồng thời lựa chọn tổ chức định giá độc lập, tổ chức đấu giá chuyên nghiệp… để đảm bảo bán tài sản bảo đảm công khai, minh bạch, thu hồi được nợ ở mức cao nhất, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Hiện nay, đang có một số nhà đầu tư rất quan tâm đến tài sản bảo đảm này. VAMC hy vọng khoản nợ này được xử lý trong năm 2018.

  • VPBank giảm trích lập dự phòng để tăng lợi nhuận

    VPBank giảm trích lập dự phòng để tăng lợi nhuận

    CafeLand - Một trong những điểm đáng chú ý trong Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất giữa niên độ năm 2018 công bố mới đây của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) là con số lợi nhuận tăng 35%, đi cùng với đó là con số nợ xấu tăng cao và trích lập dự phòng chưa đầy đủ. Điều này cho thấy ngân hàng ngày càng mạo hiểm hơn với nợ xấu để tăng lợi nhuận.

Đình Vũ
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.