Bộ GTVT cho rằng, hạ tầng giao thông kết nối giữa TP HCM chưa tạo ra động lực đột phá, đóng vai trò kết nối hỗ trợ giữa các vùng kinh tế - Ảnh minh họa
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM về một số kiến nghị đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố và các tuyến giao thông kết nối.
Trước đó, Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM kiến nghị quan tâm việc phát triển hạ tầng giao thông kết nối giữa thành phố với các tỉnh phía Nam, do hiện nay có nhiều khó khăn, liên kết vùng chưa được đầu tư tương xứng với tiềm năng. Các tuyến đường cũ xuống cấp không đủ đáp ứng yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, việc triển khai các dự án trọng điểm còn vướng mắc về các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng và bố trí vốn.
Trả lời vấn đề này, Bộ GTVT khẳng định, hạ tầng giao thông kết nối giữa TP HCM là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chưa tạo ra động lực đột phá, đóng vai trò kết nối hỗ trợ giữa các vùng kinh tế.
Theo Bộ GTVT, nguyên nhân chính là do nguồn lực của thành phố khó khăn nên nhiều dự án thuộc trách nhiệm của thành phố triển khai chậm so với kế hoạch. Nguồn lực của Trung ương cũng hạn hẹp dẫn đến các hệ thống giao thông quốc gia như: đường sắt, đường bộ, hàng không kết nối TP HCM với các địa phương, các vùng chưa được đầu tư xứng đáng với vai trò của thành phố đóng góp cho cả nước cũng như vai trò là trung tâm vùng. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật còn bất cập, chưa phù hợp thực tiễn, là nguyên nhân làm chậm quá trình xử lý các thủ tục, chưa khuyến khích được khu vực tư nhân tham gia đầu tư.
Khẳng định ưu tiên nguồn lực để đầu tư các tuyến giao thông kết nối, có tính chất lan tỏa là cần thiết, Bộ GTVT cho biết, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
"Sau khi cấp có thẩm quyền ban hành, Bộ GTVT sẽ căn cứ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025, Chỉ thị số 20/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 5743/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 để tổng hợp các dự án. Bộ GTVT sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân sách Trung ương và tổng hợp trong phương án kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định", Bộ GTVT cho biết.
-
24.400 tỉ đồng đầu tư hạ tầng kết nối TP.HCM với Long An
CafeLand – Tuyến đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) - ĐT824 (Đức Hòa), Quốc lộ 50 qua Bình Chánh - Cần Giuộc hay đường Long Hậu (Nhà Bè) - ĐT826E (Cần Giuộc)… là 3 trong số 7 dự án hạ tầng giao thông cửa ngõ TP.HCM – Long An sẽ được đầu tư, mở rộng trong thời gian sắp tới.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....