Xóa “điểm nghẽn” giao thông
Với 70km tiếp giáp TP.HCM, Long An được ví như “miếng đệm” kết nối giữa thành phố lớn nhất cả nước với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, nhiều năm qua tiềm năng đó vẫn đang bị “bó mình” trong chiếc áo chật hẹp mang tên hạ tầng.
Tuyến đường Nguyễn Văn Bứa - DT824 sẽ được đầu tư nâng cấp mở rộng với tổng vốn đầu tư 2.800 tỉ đồng
Mới đây, Sở GTVT TP.HCM đang phối hợp với Sở GTVT Long An rà soát, lập thủ tục đầu tư, mở rộng 7 dự án giao thông kết nối giữa hai khu vực có tổng vốn đầu tư 24.400 tỉ đồng.
Cụ thể, các dự án gồm: Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) - ĐT824 (Đức Hòa), tổng vốn 2.800 tỷ đồng. Quốc lộ 50 qua Bình Chánh - Cần Giuộc, tổng vốn gần 1.500 tỉ đồng. Đường Lê Văn Lương (Nhà Bè) - ĐT826C (Cần Giuộc), vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng. Đường Long Hậu (Nhà Bè) - ĐT826E (Cần Giuộc) 5.100 tỉ đồng.
Dự án xây dựng tuyến đường song song quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) - đường trục động lực (Cần Giuộc), tổng chiều dài hơn 8,6 km, kinh phí 4.300 tỉ đồng.
Ngoài ra, Long An còn mở đường mới (Đức Hòa), dài khoảng 7,5 km kết nối với phía Tây Bắc TP.HCM từ đường Nguyễn Thị Tú, đường Vĩnh Lộc với tổng kinh phí khoảng 6.400 tỉ đồng. TP.HCM cũng đưa vào quy hoạch đường Võ Văn Kiệt nối dài kết nối với tuyến đường tỉnh 822, 823, 823B, 825 (Đức Hòa) với tổng kinh phí 3.300 tỉ đồng.
Hầm chui An Sương
Trước đó, dự án hầm chui An Sương có tổng vốn đầu tư hơn 500 tỉ đồng cũng đã được thông xe toàn bộ. Đây là nút giao thông 3 tầng đầu tiên ở khu vực cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM có vai trò quan trọng thúc đẩy sự kết nối giữa TP.HCM với các khu vực lân cận.
Động lực cho thị trường bất động sản
Cùng tiếp giáp với TP.HCM, nhưng nếu so với Đồng Nai hay Bình Dương thì tốc độ phát triển của thị trường bất động sản của Long An hoàn toàn “lép vế”. Điểm khác biệt lớn nhất ở những thị trường này là hạ tầng giao thông kết nối.
Hiện nay, nếu di chuyển về Đồng Nai hay Bình Dương sẽ có rất nhiều lựa chọn bởi hệ thống giao thông được đầu tư bài bản từ tỉnh lộ, quốc lộ, đường vành đai cho đến đường sắt metro, đường cao tốc.
Hạ tầng giao thông đang là "điểm nghẽn" của thị trường bất động sản Long An
Long An thì ngược lại, dù có nhiều nỗ lực để xây dựng hạ tầng giao thông nhưng chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Ngoài tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã đi vào hoạt động thì những dự án khác như đường vành đai, cảng biển, cao tốc Bến Lức – Long Thành… triển khai ì ạch. Một số dự án khác được quy hoạch nhưng đang nằm trên giấy.
Trong khi đó, những tuyến giao thông được xem là huyết mạch như tỉnh lộ 824, 830 hay quốc lộ 1A thường xuyên quá tải dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ở các khu vực cửa ngõ tiếp giáp với TP.HCM.
Theo các chuyên gia bất động sản, tuy có phần thiệt thòi hơn về hạ tầng giao thông nhưng bất động sản Long An vẫn có những ưu điểm so với Đồng Nai và Bình Dương. Trong đó có thế mạnh về quỹ đất dồi dào, giá bán còn thấp. Đây là cơ sở để thu hút các chủ đầu tư về phát triển dự án, đặc biệt là những dự án đô thị đáp ứng được túi tiền khiêm tốn của người mua.
Hạ tầng giao thông được đầu tư là động lực cho sự phát triển của bất động sản Long An
Thực tế, trong những năm gần đây, Long An thu hút khá nhiều nhà đầu tư về phát triển dự án. Trong đó, có Trần Anh Goup với các dự án như Phú An City, Trần Anh Residence, Bela Vista, Phú Long Villa, La Villa Green City…
“Ông lớn” Nam Long hiện cũng đang cho triển khai xây dựng hạ tầng dự án Waterpoint tại Bến Lức. Dự án này có quy mô lên đến 355ha bao gồm nhiều hạng mục nhà phố, biệt thự, tích hợp nhiều tiện ích, trong đó có cả sân golf…
Đặc biệt, hiện đã xuất hiện các thông tin về những “ông trùm” bất động sản như Vingroup, Novaland, Vạn Thịnh Phát hay Him Lam… đang thăm dò, săn tìm quỹ đất để phát triển các đại dự án tại Long An.
Tỉnh Long An có diện tích tự nhiên 4.492km, với dân số khoảng 1,7 triệu người. Phía đông giáp ranh với TP.HCM gồm các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc. Long An có thế mạnh về cảng biển và khu công nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 28 khu công nghiệp và 32 cụm công nghiệp với diện tích khoảng 13.500ha. Trong đó, 16 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy trên 68% và 14 cụm công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy khoảng gần 90%. |
-
Bất động sản các tỉnh lân cận TP.HCM, phân khúc nào đang nóng?
CafeLand – Công ty Jones Lang LaSalle (JLL) vừa có báo cáo về tiềm năng của bất động sản tại các tỉnh lân cận TP.HCM. Điểm chung của các thị trường này là ngoài mảng bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp đang phát triển rầm rộ.
-
Địa phương được ví như “cầu nối” giữa TP.HCM với ĐBSCL muốn mở rộng cao tốc, xây nút giao tại các tuyến giao thông huyết mạch
Nhằm tăng cường kết nối với TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận quy mô 6 – 8 làn xe. Đồng thời, kiến nghị bổ sung thêm nhiều nút giao giữa các tuyến giao thông huyết mạch....
-
Tập đoàn bao bì của Đức rót thêm 810 tỷ, mở rộng nhà máy ở Việt Nam lên lớn nhất Đông Nam Á
Ngày 18/11, tại thành phố Cologne (CHLB Đức), Tập đoàn QuickPack (CHLB Đức) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn Đồng Tâm (Việt Nam) để đầu tư 30 triệu USD vào KCN Đông Nam Á (Long An)....
-
Hé lộ phương án đầu tư tuyến đường 28.616 tỷ nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa gửi công văn tới Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư Dự án Trục giao thông đô thị kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang, dự kiến quy hoạch là Quốc lộ 50B.