Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, lý do chính của tỷ giá tăng trong thời gian vừa qua là Fed chưa đưa ra được thời điểm cụ thể có thể nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc hạ lãi suất.
Chính vì thế giá trị đồng USD trong những ngày vừa qua tăng rất cao; đồng USD tăng giá sẽ tác động đến giảm giá của các nước khác trên thế giới và trong khu vực. Chính vì thế có tác động đến đồng tiền của Việt Nam trong quan hệ tỷ giá với đồng USD.
Bên cạnh đó, lãi suất của Việt Nam giảm rất mạnh trong thời gian qua, tạo nên chênh lệch lãi suất giữa USD và VND trên thị trường liên ngân hàng. “Điều này càng tạo sức ép cho tỷ giá nóng hơn”, ông Tú nhấn mạnh.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú trao đổi về vấn đề điều hành tỷ giá trong thời gian tới. Ảnh: VGP
Không những vậy, trong 3 tháng đầu năm, hoạt động xuất nhập khẩu tích cực nên nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu nhiều hơn giai đoạn trước. Ngoài ra cũng có một số chính sách khác có thể tác động lên chính sách tỷ giá.
Tuy nhiên, tỷ giá vẫn đảm bảo duy trì được sự ổn định và vẫn đảm bảo được thị trường ngoại tệ thông thoáng, đảm bảo được các cân đối chung ngoại tệ cũng như đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ hợp pháp cho các doanh nghiệp và các nhu cầu xuất nhập khẩu. Đây là một trong những sự ổn định lớn mà chúng ta vẫn đang duy trì.
Có thể nói tỷ lệ mất giá của đồng Việt Nam so với đồng USD so với các nước vẫn thấp. Năm 2023 mất giá khoảng 2,9%, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chúng tôi đang tính toán trên thị trường liên ngân hàng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD cũng đã có bước tăng khoảng 2,6%.
Nhưng so với các nước khác là các nước lớn, chẳng hạn như Nhân dân tệ của Trung Quốc cũng mất giá với USD khoảng 1,4%; đồng Bath Thái khoảng 5,93%; đồng Won của Hàn Quốc khoảng 3,88%; đồng Yên Nhật cũng đã giảm giá 7,52%... Có thể thấy ngay các nước lớn, nền kinh tế lớn người ta cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ giá của đồng USD do chính sách đồng USD của Mỹ.
Lãnh đạo NHNN khẳng định, điều hành tỷ giá là một trong những điều hành kinh tế vĩ mô rất quan trọng. Tỷ giá không chỉ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền, sức mua của người Việt mà còn ảnh hưởng đến lạm phát, thị trường cũng như niềm tin nhà đầu tư nước ngoài.
“Ngân hàng Nhà nước luôn coi trọng công tác điều hành tỷ giá. Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá theo cơ chế hết sức linh hoạt, làm sao đảm bảo tỷ giá có thể lên - xuống phù hợp xu thế chung; đảm bảo mục tiêu đặt ra là sự ổn định, ngoại tệ luôn luôn duy trì trạng thái dương cũng như đảm bảo cân đối ngoại tệ cho nhu cầu hợp pháp của nền kinh tế”, ông Tú nói.
-
Tỷ giá biến động 1%, doanh nghiệp thiệt 300 tỷ đồng
Dư nợ vay và chi phí ngoại tệ lớn, các doanh nghiệp cho biết sẽ thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi khi tỷ giá biến động.
-
Đồng USD gần chạm mức thấp nhất trong năm
Đồng USD giữ gần mức thấp nhất trong hơn một năm so với rổ tiền tệ tương đương vào thứ Tư 28/8, trong khi đó, đồng bảng Anh giao dịch ngay đạt mức cao nhất trong nhiều năm, khi các thị trường tập trung vào manh mối về quy mô đợt cắt giảm lãi suất của...
-
Trước áp lực lạm phát, tỷ giá và lãi suất, đâu là điểm sáng của ngành thép trong năm 2023?
Triển vọng ngành thép năm 2023 vẫn chưa có nhiều điểm sáng và còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức khi mối lo về nguy cơ suy thoái kinh tế còn tiềm ẩn.
-
Giá USD tăng cao, doanh nghiệp thép lao đao vì áp lực tỉ giá
Cứ 1 triệu USD nhập khẩu thép nguyên liệu trước đây chỉ trả khoảng 23 tỉ đồng thì nay đã chi lên gần 25 tỉ đồng. Bên cạnh chi phí đầu vào, các doanh nghiệp thép phải gánh thêm chi phí do tỉ giá tăng mạnh....