Muốn "chia bánh" tỷ USD trong thị trường điện gia dụng
Khởi nghiệp năm 1992 bằng hoạt động mua bán máy móc xây dựng, Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) đã từng bước mở rộng sang lĩnh vực nội thất, ống thép, sản xuất thép xây dựng, điện lạnh, bất động sản, nông nghiệp. Và gần đây nhất là sản xuất vỏ container rỗng và điện máy gia dụng.
Là một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam ở thời điểm hiện tại, có thể thấy rằng việc đa dạng hóa các ngành nghề là con đường bắt buộc mà doanh nghiệp của ông Trần Đình Long phải làm. Bởi vì, khi đã chiếm được thị phần gang thép đáng kể trong nước, Hòa Phát cần tìm thêm động lực mới để tăng trưởng, đó chính là lĩnh vực bất động sản và điện máy gia dụng.
Hòa Phát đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất lớn nhất cả nước với doanh thu đạt 1 tỷ USD vào năm 2030
Tháng 10/2021, Hòa Phát đã thành lập Công ty CP Điện máy gia dụng Hòa Phát với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Trong đó, Hòa Phát nắm 99,9% vốn điều lệ.
Đến cuối tháng 11/2021, Công ty CP Điện máy gia dụng Hòa Phát đã khởi công xây dựng Trung tâm sản xuất hàng gia dụng đầu tiên tại Khu công nghiệp Hòa Mạc, tỉnh Hà Nam. Trung tâm này sẽ có diện tích hơn 14 ha, công suất khoảng 1 triệu sản phẩm/năm, chuyên sản xuất các sản phẩm như máy làm mát không khí, máy lọc nước và máy lọc không khí. Ngoài ra, Công ty này còn xây dựng Trung tâm sản xuất tại miền Nam đặt ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Như vậy, “vua thép” Hòa Phát chính thức tham gia vào thị trường điện máy gia dụng cùng với những tên tuổi như Panasonic, LG, Philips, Daikin, Mitsubishi, Nagakawa... (nước ngoài) hay Sunhouse, Asanzo, Sanaky, Kangaroo, Karofi... (trong nước/liên doanh).
Hiện tại, Hòa Phát đang hoạt động trong 5 lĩnh vực: Gang thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng) - Sản phẩm thép (gồm ống thép, tôn mạ, thép rút dây, thép dự ứng lực) - Nông nghiệp - Bất động sản - Điện máy gia dụng.
Riêng với mảng điện máy gia dụng, doanh nghiệp do tỷ phú Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT đặt mục tiêu doanh thu từ hoạt động sản xuất đồ gia dụng đạt 1 tỷ USD vào năm 2030 và trở thành nhà sản xuất thiết bị cho gia đình lớn nhất Việt Nam.
Tham vọng là vậy, nhưng ở thời điểm hiện tại, thị phần của điện lạnh Hòa Phát vẫn ở mức thấp so với các ông lớn như Panasonic, Daikin, LG, Toshiba, Sharp.
Thực tế, ở mảng điện gia dụng, Hòa Phát cũng sở hữu lợi thế riêng nhờ có những nền tảng hỗ trợ từ Tập đoàn. Hòa Phát hiện dẫn đầu về ngành thép và đã mở rộng sang cả các lĩnh vực mới như bất động sản, nông nghiệp, sản xuất container. Vị thế này đã và sẽ tiếp tục củng cố sức mạnh về vốn, đất đai, nguyên liệu, công nghệ, nhân lực, mạng lưới, thương hiệu...
Một khi tiến sâu vào mảng điện gia dụng, Hòa Phát có thể sản xuất chuyên nghiệp, đạt năng suất, quy mô, chất lượng cao mà vẫn giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành phẩm, tăng sức cạnh tranh trước các đối thủ.
Mảng kinh doanh điện máy gia dụng của Hòa Phát hiện nay ra sao?
Theo kết quả kinh doanh quý 1/2023, Hòa Phát ghi nhận doanh thu 26.865 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 383 tỷ đồng, đạt 5% so với kế hoạch năm. Trong đó, lĩnh vực sản xuất thép và sản phẩm liên quan vẫn là chủ lực và đóng góp 94% lợi nhuận sau thuế toàn tập đoàn.
Các lĩnh vực hoạt động khác gồm nông nghiệp, bất động sản và điện máy gia dụng vẫn tiếp tục phát triển theo định hướng, kế hoạch đã đề ra.
Sản lượng bán hàng điều hòa của Hòa Phát trong tháng 6/2023 tăng 50% so với cùng kỳ
Trong điện máy gia dụng, Hòa Phát đang triển khai mở rộng sản xuất, bán hàng đa kênh. Trong đó, tập đoàn đã hoàn thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất tủ lạnh, tủ đông công suất 375.000 sản phẩm/năm tại KCN Phú Mỹ II mở rộng. Sản phẩm điều hòa được đón nhận tích cực tại các siêu thị lớn trên cả nước. Các dòng máy lọc nước, máy làm mát không khí Hòa Phát cũng đang được đẩy mạnh ở nhiều kênh phân phối khác nhau.
Trong thông báo mới nhất, Hoà Phát cho biết 6 tháng đầu năm 2023, mặt hàng điều hòa của Điện lạnh Hòa Phát tăng trưởng mạnh, góp phần đưa doanh số bán hàng tăng gần 30% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng điều hòa trên toàn quốc tăng trưởng 50% so với cùng kỳ năm 2022.
-
Lợi nhuận quý 2/2023 của Hòa Phát và Hoa Sen được dự báo ra sao sau “cơn bĩ cực"?
SSI dự phóng kết quả kinh doanh của hai “ông lớn” ngành thép là Hòa Phát và Hoa Sen sẽ tiếp tục sụt giảm trong quý 2/2023, song cải thiện đáng kể so với quý đầu năm.
-
Hòa Phát lên kế hoạch mở lại lò cao cuối cùng tại Dung Quất trong tháng 7/2023
Sau khi mở lại 3 lò cao trong quý 2 vừa qua, Hòa Phát đang xem xét khởi động lò cao còn lại tại Khu Liên hợp Dung Quất trong tháng 7/2023.
-
Hòa Phát của tỉ phú Trần Đình Long “ôm” nợ hơn 60.000 tỉ, tài sản tăng mạnh lên gần 7,4 tỉ USD
Tại thời điểm cuối quý 1.2023, nợ phải trả của Tập đoàn Hòa Phát xấp xỉ 79.000 tỉ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 60.000 tỉ đồng.
-
Vua thép Hòa Phát tuyên bố “nhường sân”, thị phần thép xây dựng đang được phân chia ra sao?
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng Chủ tịch Trần Đình Long cho biết thời gian tới, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, nhường sân chơi cho những doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cơ bản.
-
Tài sản của “ông lớn” bất động sản kín tiếng phía Nam cán mốc 3 tỷ USD
Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land (Hưng Thịnh Land) vừa công bố một số chỉ tiêu tài chính đầu năm 2023 trong đó ghi nhận lỗ ròng gần 88,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái công ty báo lãi gần 593 tỷ đồng....
-
Chủ khách sạn Novotel Sai Gon Centre thua lỗ triền miên, rút khỏi dự án "đất vàng" quận 1 vì lý do này
Chủ sở hữu và có quyền khai thác khách sạn Novotel Saigon Centre vừa báo lỗ kỷ lục 370 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm gần 903 tỷ đồng
-
Công ty sở hữu loạt nhà hàng khách sạn trên “đất vàng” TP.HCM chậm trả gần 5.500 tỷ nợ trái phiếu
Công ty CP Bông Sen (Bông Sen Corp) vừa công bố tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu trong nửa đầu năm 2023 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).