Thông tư 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Giảm hệ số rủi ro cho nhiều khoản vay từ ngày 1/7. Hình minh họa

Theo đó, Thông tư 22/2023/TT-NHNN điều chỉnh bổ sung một số khái niệm, quy định trong Thông tư 41, trong đó yếu tố đáng chú ý nhất là hệ số rủi ro tín dụng (CRW) với một số khoản vay bất động sản như nhà ở xã hội, bất động sản khu công nghiệp và cho vay nông nghiệp nông thôn.

Với bất động sản khu công nghiệp, hiện hệ số rủi ro khi cho vay lĩnh vực bất động sản công nghiệp là 200%, nghĩa là khi ngân hàng cho dự án bất động sản khu công nghiệp vay 1 đồng thì phải có 2 đồng vốn chủ sở hữu. Với Thông tư mới, hệ số rủi ro được giảm xuống còn 160%.

Trên thực tế, hệ số rủi ro cao thì các ngân hàng sẽ phải trích lập dự phòng nhiều hơn. Vì vậy, khi hệ số này giảm thì số tiền đáng ra phải trích lập dự phòng như quy định trước đây có thể dùng để cho vay thêm.

Đối với các khoản vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà, xây nhà theo chương trình, dự án hỗ trợ của chính phủ, hệ số rủi ro trong thông tư mới được điều chỉnh xuống tối đa là 50%, tương ứng tỷ lệ đảm bảo (LTV) từ 100% trở lên và tỷ lệ thu nhập (DSC) trên 35%. Hệ số rủi ro tối thiểu là 20%, ứng với LTV dưới 40% và DSC dưới 35%.

Với những trường hợp cho vay mua nhà còn còn lại, hệ số rủi ro được giữ nguyên trong khoảng từ 25% đến 100% như trong Thông tư 41, tùy vào tỷ lệ LTV và DSC.

Với khoản vay phát triển nông nghiệp nông thôn Thông tư 22 bổ sung thêm hệ số rủi ro cho các khoản vay phục vụ mục đích phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ ở mức 50%. Trước đây, hệ số rủi ro của lĩnh vực này không được quy định riêng.

Thông tư 22 đã quy định ngân hàng là bên nhận chuyển giao bắt buộc và các tổ chức tín dụng khác được áp dụng hệ số rủi ro 0% đối với các khoản cho vay, bảo lãnh, tiền gửi tại bên được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.

Ngoài ra, Thông tư 22 cũng quy định việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm chỉ áp dụng đối với các tài sản bảo đảm sau đây:

- Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;

- Vàng (vàng vật chất, vàng tiêu chuẩn, vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99);

- Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán;

- Chứng khoán nợ do chính phủ các nước, tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;

- Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;

- Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

  • Sắp thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

    Sắp thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

    Sáng 12/1, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến lần 2 về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.