Theo đó, Nghị quyết thông qua việc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế từ ngày 1/1/2026 (sớm hơn 6 tháng so với dự thảo 1/7/2026). Từ 2026, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.
Báo cáo giải trình về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, việc bỏ thuế khoán nhằm đảm bảo tính minh bạch hoạt động của hộ kinh doanh. Cũng như tạo sự bình đẳng về chế độ thuế giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp.
Ngoài ra theo Nghị quyết, sẽ chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài từ ngày 1/1/2026. Miễn thu phí, lệ phí cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với các loại giấy tờ nếu phải cấp lại, cấp đổi khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.
Về các hỗ trợ đất đai và thuế phí, theo Nghị quyết, doanh nghiệp công nghệ cao thuộc khu vực kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được hỗ trợ giảm tối thiểu 30% tiền thuê lại đất trong vòng 05 năm đầu kể từ ngày ký hợp đồng thuê đất với chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ…
Doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được Nhà nước hỗ trợ lãi suất 2%/năm khi vay vốn để thực hiện các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng khung tiêu chuẩn môi trường, xã hội, quản trị (ESG).
Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp.
Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của chuyên gia, nhà khoa học nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu….
Liên quan đến vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, theo Nghị quyết, số lần thanh, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 01 lần trong năm. Trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Đối với cùng một nội dung quản lý nhà nước, trường hợp đã tiến hành hoạt động thanh tra thì không thực hiện hoạt động kiểm tra hoặc đã tiến hành hoạt động kiểm tra thì không thực hiện hoạt động thanh tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong cùng một năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.
Nghị quyết yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng, lợi dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh…
Bên cạnh đó là sẽ thực hiện chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát. Chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và tư duy lý luận mới về kinh tế tư nhân
Bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm, đăng trên các cơ quan báo chí ngày 11/5/2025, có thể xem là một cột mốc quan trọng trong tư duy lý luận và thực tiễn phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
-
Khai phá tiềm năng quỹ đầu tư mạo hiểm cho phát triển kinh tế tư nhân
Dòng vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm có thể trở thành động lực hỗ trợ khu vực tư nhân khởi nghiệp trong công nghệ cao, vốn được xem là lực lượng dẫn dắt đổi mới sáng tạo và tăng trưởng dài hạn.
-
Quốc hội quyết tâm cải cách thể chế, thúc đẩy kinh tế tư nhân
Tại buổi họp báo giới thiệu Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ông Phan Đức Hiếu, đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Ủy ban Kinh tế - Tài chính của Quốc hội đã khẳng định vai trò then chốt của cải cách thể chế trong thúc đẩy kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế.







