Để ngăn thị trường bất động sản Trung Quốc rơi vào vòng xoáy lao dốc, chính quyền nước này gần đây đã ban hành gói 16 biện pháp cung cấp hạn mức tín dụng mở rộng cho các nhà phát triển đang gặp khó khăn về tài chính, đồng thời nới lỏng các hạn chế trước đây đối với việc mua bất động sản của người mua nhà.
Một số nhà kinh tế cho rằng lĩnh vực bất động sản chiếm tới 1/5 GDP hàng năm của Trung Quốc. Có những lo ngại rằng tình trạng căng thẳng kéo dài hoặc sự sụt giảm của thị trường bất động sản có thể sẽ gây ra một loạt tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính và kinh tế của quốc gia tỷ dân này.
Theo nhiều chuyên gia, giờ là thời điểm thích hợp để chính phủ Trung Quốc triển khai 16 biện pháp chi tiết nhằm thổi luồng sinh khí mới vào lĩnh vực bất động sản. Các chuyên gia nhận định rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn tiềm năng lớn chưa được khai thác, có thể sẽ giúp ích cho sự phát triển của ngành trong tương lai.
Gói biện pháp phục hồi thị trường nhà đất mới bao gồm chỉ đạo các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước tăng đáng các khoản cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, đồng thời cung cấp gói hỗ trợ tài chính để giúp các nhà phát triển bất động sản trong việc mua lại các dự án nhà ở chưa hoàn thành từ những công ty gặp khó, chẳng hạn như China Evergrande.
Các biện pháp này cũng cho phép nhiều nhà phát triển gia hạn các khoản vay và trái phiếu đáo hạn trong 6 tháng tới lên tới 12 tháng. Các chính sách mới quy định rằng các nhà phát triển thuộc sở hữu tư nhân có thể được đối xử giống như các doanh nghiệp nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
Những chính sách mới này sẽ giải quyết phần lớn tình trạng thiếu thanh khoản nghiêm trọng của các nhà phát triển Trung Quốc, là nguyên nhân chính dẫn đến các dự án nhà ở bị đình trệ.
Những người mua nhà trước đây từng tỏ ra lo ngại giờ đã hoan nghênh các biện pháp mới, vì họ có thể sẽ được bàn giao tài sản sớm hơn. Đổi lại, các nhà phát triển sẽ có thể mua thêm đất để mở rộng kinh doanh và các ngân hàng có thể thu hồi các khoản thế chấp từ người mua nhà. Do đó, một chu kỳ lành mạnh của lĩnh vực nhà ở được thiết lập lại.
Trước đó, người mua nhà Trung Quốc đã tạo ra làn sóng “tẩy chay thế chấp” rộng khắp cả nước. Họ đe dọa sẽ không thanh toán các khoản vay thế chấp cho tới khi được bàn giao tài sản. Điều này gây ra làn sóng biến động trên thị trường vốn.
Vào giữa năm 2021, để cắt giảm mức nợ của các nhà phát triển, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách gọi là "ba lằn ranh đỏ" nhằm hạn chế khả năng huy động vốn của các nhà phát triển trừ khi tỷ lệ nợ của họ thấp hơn ngưỡng quy định.
Phản ứng tích cực sau những biện pháp mới, giá cổ phiếu của các ngân hàng và nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã tăng vọt vào tuần trước. Chẳng hạn, giá cổ phiếu Country Garden, nhà phát triển hàng đầu ở Trung Quốc, đã tăng 46% trong phiên giao dịch ngày 14/11 thị trường chứng khoán Hong Kong.
Tuy nhiên, liệu ngành công nghiệp này có mở ra sự phát triển bền vững trong thời gian dài bằng cách liên tục thúc đẩy hoạt động bán bất động sản hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng khác, điển hình là mức thu nhập trung bình của xã hội và thị trường lao động, những yếu tố đầu vào chính cho hoạt động mua bán bất động sản.
Nhu cầu mua nhà của tầng lớp trung lưu giàu có đang lên ở Trung Quốc thể hiện tiềm năng to lớn chưa được khai thác. Trước đó, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã giảm lãi suất thế chấp hoặc Lãi suất cho vay cơ bản (LPR) 5 năm xuống 4,3%, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển như Mỹ, hiện dao động ở mức hơn 7%. Tỷ lệ thế chấp thấp mới thu hút người mua nhà nhanh chóng ký kết thỏa thuận với các nhà phát triển.
Chỉ thông qua việc giải quyết cả vấn đề tài trợ của các nhà phát triển và vấn đề cốt lõi là doanh số bán bất động sản yếu kém, lĩnh vực bất động sản của đất nước mới có thể được hồi sinh, điều này kêu gọi các thành phố của Trung Quốc áp dụng các chính sách phù hợp hơn để khuyến khích mua nhà.
-
6 ngân hàng Trung Quốc vừa công bố gói tài chính hỗ trợ hơn 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 140,2 tỷ USD) chủ yếu dành cho phát triển bất động sản, vay mua nhà, mua bán và sáp nhập, tài trợ chuỗi cung ứng và đầu tư trái phiếu.
-
Thị trường nhà cho thuê Trung Quốc gặp thời
Các quỹ đầu tư toàn cầu Warburg Pincus và Greystar Real Estate Partners đang đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực nhà cho thuê tại Trung Quốc, khi ngày càng nhiều nhà phát triển nơi đây gặp khó khăn và muốn thoái vốn.
-
Gói giải cứu bất động sản của Trung Quốc sẽ thất bại?
Câu trả lời vô cùng không chắc chắn, bởi vì vấn đề cốt lõi là Trung Quốc phải giải quyết được tình trạng dư thừa bất động sản và nhà phát triển, phần lớn trong đó đang mắc nợ xấu.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.