Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt 7,4 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu xi măng của Việt Nam sang Trung Quốc trong giai đoạn này chỉ đạt 3,4 triệu USD, giảm 98% so với cùng kỳ năm 2022. Trong cơ cấu thị trường, tỷ trọng xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc lao dốc xuống còn 1,6%, trong khi 2 tháng đầu năm 2022 con số này ở mức 48%.
Kim ngạch xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023 giảm 98% so với cùng kỳ
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho rằng, xuất khẩu xi măng và clinker năm 2023 sẽ tiếp tục khó khăn khi nhu cầu xây dựng của thị trường chính là Trung Quốc vẫn ảm đạm. Mặc dù Trung Quốc đã mở cửa trở lại nhưng thị trường bất động sản nước này đang trong trạng thái suy giảm đã khiến sản lượng tiêu thụ xi măng tại Trung Quốc giảm mạnh trong thời gian qua.
Theo VNCA, 2 tháng đầu năm nay, lượng xuất khẩu xi măng và clinker của các doanh nghiệp nhà nước và FDI gần như bằng 0, chỉ có một vài doanh nghiệp tư nhân xuất đi được một lượng rất nhỏ.
Bên cạnh đó, việc tăng thuế xuất khẩu với mặt hàng clinker từ 5% lên 10% từ ngày 1/1/2023 cũng đang khiến doanh nghiệp điêu đứng vì giá bán không đủ bù đắp cho chi phí sản xuất và thuế.
“Trong bối cảnh giá clinker xuất khẩu không tăng, lại phải gánh thêm thuế sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp”, Chủ tịch VNCA cho biết.
Xuất khẩu sắt thép, xi măng sang Trung Quốc tụt dốc do thị trường bất động sản nước này chưa hồi phục
Trên thực tế, thị trường bất động sản của Trung Quốc ảm đạm không chỉ kéo theo sự chững lại của xuất khẩu xi măng, mà còn cả mặt hàng sắt thép. Số liệu cho thấy, kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm chỉ đạt 1,4 triệu USD, giảm 94% so với cùng kỳ năm 2022.
Các công ty chứng khoán nhận định, việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế vẫn khó có khả năng kéo sự hồi phục của ngành thép Việt Nam bởi chính nước này vẫn đang trong cuộc khủng hoảng bất động sản. Trong khi đó, thị trường châu Âu và Mỹ vẫn đang quay cuồng với lạm phát.
-
Bất động sản Trung Quốc phục hồi, xuất khẩu sắt thép bứt phá mạnh
Việt Nam đã xuất khẩu 303.000 tấn sắt thép với kim ngạch 227,5 triệu USD trong nửa đầu tháng 2/2023, tăng gấp đôi về lượng và tặng tới 63% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp
Tổng công ty Xi măng Việt Nam lỗ năm thứ hai liên tiếp khi lợi nhuận hợp nhất 2024 âm 1.400 tỷ đồng.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....