Một nghiên cứu mới đây của Tổ chức xã hội châu Á (Asia Society) tại New York dự đoán rằng trong thập kỷ tới, đầu tư của Trung Quốc vào các công ty và dự án nước ngoài có thể đạt tới con số 2 nghìn tỷ USD, vượt xa so với Mỹ.

Giá trị nắm cổ phiếu Mỹ do Trung Quốc nắm giữ lên tới 127 tỷ USD trong tháng 6/2010, cao hơn nhiều so với mức 3 tỷ USD của năm 2004

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, điều ngạc nhiên là các số liệu không được bao gồm trong nghiên cứu chỉ ra sự gia tăng bùng nổ của những đầu tư gián tiếp và cho vay nước ngoài của Trung Quốc. Các số liệu của CEIC Data, một bộ phận của các thị trường mới nổi ISI, cho thấy chi tiêu tài chính thương mại và cho vay nước ngoài của Trung Quốc trong năm ngoái đã đạt tới 102 tỷ USD, cao hơn so với mức 19 tỷ USD của năm 2008. Ngoài ra, theo số liệu của Bộ tài chính Mỹ, giá trị nắm cổ phiếu Mỹ của quốc gia này đã lên tới con số 127 tỷ USD trong tháng 6/2010, cao hơn nhiều so với mức 3 tỷ USD của năm 2004. Đồng thời, với tỷ lệ dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới và con số ngày càng gia tăng các công ty nhà nước bỏ thầu tiếp quản tài sản nước ngoài, Trung Quốc đang nhanh chóng chuyển từ một quốc gia xuất khẩu sang một quốc gia có khả năng tạo ra những đầu tư khổng lồ tại các thị trường tài chính toàn cầu.

Ông Eswar S. Prasad, một giáo sư chính sách thương mại tại trường đại học Cornell cho biết “ Điều đáng chú ý là Trung Quốc là thị trường mới nổi đầu tiên trở thành một tay chơi chính trong các thị trường tài chính toàn cầu thông qua các đầu tư bên ngoài của họ. Điều này thể hiện cho khả năng sử dụng năng lực tài chính ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong việc củng cố những liên kết kinh tế của họ khắp thế giới.” Theo giáo sư Prasad, Trung Quốc sẽ không chỉ đầu tư vào các công ty và nhà máy nước ngoài, họ còn đưa ra những hỗ trợ cho các quốc gia có nhiều tài nguyên để đổi lại bằng nguồn cung năng lượng và tài nguyên thiên nhiên lâu dài và ổn định.

Nghiên cứu của Tổ chức xã hội châu Á cùng với số liệu thống kê của Bộ tài chính Mỹ và CEIC đưa ra một hình dung lớn về chiến lược “vươn ra thế giới” (go global), những nỗ lực đầy tham vọng của Bắc Kinh nhằm đa dạng hóa những đầu tư của họ trong khi cũng kiếm tìm những nguồn năng lượng, tài nguyên và công nghệ mới. Hơn nữa, theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc có thể vươn ra thế giới theo một cách khác đó là đầu tư vào tài nguyên lương thực thực phẩm và đất đai nước ngoài. Quốc gia này đã nhập khẩu số lượng lớn ngũ cốc từ Mỹ và Mỹ la tinh. Hiện tại, các công ty Trung Quốc đang tìm kiếm để mua và thuê nhiều mảnh đất, đặc biệt là tại Mỹ la tinh. Rõ ràng, Trung Quốc đang có sự chuyển đổi từ một quốc gia thu hút đầu tư vào trong sang một quốc gia đầu tư ra nước ngoài.

Tờ Daily Chine dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ thương mại rằng trong vòng 3 năm, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc sẽ vượt qua đầu tư trực tiếp nước ngoài vào và nhiều trong số đầu tư đó sẽ được hướng tới các quốc gia Mỹ, châu Âu và Mỹ La Tinh. Đó sẽ là một bước ngoặt chính kể từ khi cuộc bùng nổ kinh tế của Trung Quốc do các công ty nước ngoài đầu tư vào sản xuất và các ngành liên quan tới xuất khẩu tại đây tạo ra.
Cafeland.vn - Theo DDDN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland