Báo South China Morning Post ngày 16/9 dẫn thông tin từ Tổ chức Đất hiếm Trung Quốc báo cáo về việc phát hiện trữ lượng đất hiếm gần 5 triệu tấn tại một trong những khu vực nghèo nhất nước này ở tỉnh Tứ Xuyên.
Theo đó, 4,96 triệu tấn đất hiếm đã được tìm thấy tại châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn (tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc) - một trong những khu vực nghèo nhất ở Trung Quốc.
Đất hiếm là nhóm 17 nguyên tố đóng vai trò then chốt cho lĩnh vực công nghệ, từ việc sản xuất ô tô điện đến tuabin quạt gió, từ chế tạo robot đến phát triển vũ khí.
Trung Quốc phát hiện gần 5 triệu tấn đất hiếm ở Tứ Xuyên
Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, Trung Quốc là quốc gia sản xuất các nguyên tố đất hiếm hàng đầu thế giới, với trữ lượng 44 triệu tấn, gấp khoảng 10 lần Úc (4,2 triệu tấn), gấp khoảng 20 lần Mỹ (2,3 triệu tấn).
Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc hiện xác định đất hiếm là tài nguyên khoáng sản chiến lược liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia, do đó đã hạn chế cung cấp và xuất khẩu các nguyên tố đất hiếm.
Hiện tại, Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn với trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt tháng 7/2023, dự tính tổng sản lượng đạt hơn 2 triệu tấn quặng nguyên khai mỗi năm.
Cụ thể, 2 mỏ được tập trung đầu tư khai thác là mỏ Yên Phú (huyện Văn Yên, Yên Bái) và mỏ Đông Pao (huyện Tam Đường, Lai Châu).
Tiếp đó, mục tiêu đến 2030 sẽ hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép tại một số mỏ đất hiếm ở Lai Châu. Thăm dò, mở rộng các mỏ đã cấp phép khai thác và đầu tư mới thăm dò tại Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái. Dự kiến, năm 2030 sẽ hoàn thành đầu tư nhà máy chế biến đất hiếm tại Yên Bái.
Giai đoạn từ 2031-2050, thăm dò bổ sung các mỏ đất hiếm đã cấp phép khai thác và thăm dò mới 1 đến 2 điểm mỏ tại Lai Châu và Lào Cai.
Trong thời gian này, sẽ duy trì hoạt động của các dự án đã đi vào khai thác; đầu tư mở rộng khai thác mỏ Đông Pao và đầu tư mới 3-4 dự án khác tại Lai Châu, Lào Cai nếu có nhà đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
-
Tại cuộc gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, lãnh đạo Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc đề nghị hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam để phát triển ngành khai thác, chế biến đất hiếm tại Việt Nam.
-
Tại buổi làm việc với Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh, Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc bày tỏ mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác trong thời gian tới với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
-
Khóa cửa điện tử thông minh có thực sự an toàn?
Khóa điện tử thông minh là loại khóa sử dụng công nghệ hiện đại để thay thế cho chìa khóa vật lý truyền thống. Người dùng có thể mở khóa bằng vân tay, mã PIN, thẻ từ hoặc ứng dụng trên điện thoại....
-
Điều gì khiến bục giảng thông minh INDOTA trở thành xu hướng mới?
Với khả năng hỗ trợ đa dạng từ lớp học thông minh, học trực tuyến đến học nhóm, bục giảng thông minh INDOTA là lựa chọn hoàn hảo để thay thế cho bục giảng truyền thống, giúp tối ưu hóa trải nghiệm giảng dạy và học tập....
-
Thép chất lượng cao “made in Vietnam” dùng để xây tòa đại sứ quán Mỹ 1,2 tỷ USD tại Hà Nội phải đáp ứng điều gì?
Dự án Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội được khởi công từ tháng 4/2023 với quy mô đầu tư 1,2 tỷ USD. Sản phẩm thép thanh vằn mác ASTM A615/615M Grade 60 được sử dụng tại dự án này phải đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe của Chính phủ Mỹ....