Thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Đây là thông tin do Bộ Thống Nhất Hàn Quốc đưa ra hôm qua
14/2. Sau khi cắt một phần cho tỉnh Bắc Hwanghae, diện tích của thủ đô
Bình Nhưỡng chỉ còn một nửa so với diện tích ban đầu là 2.630 km2, đồng
thời, số dân cũng giảm 500.000 người trong tổng số 3 triệu dân.
Nampo
cũng được nâng lên thành một đô thị đặc biệt. Khu vực hành chính của
Triều Tiên do vậy cũng tăng từ 11 lên 12, trong đó, Bình Nhưỡng là
thành phố trực thuộc trung ương, 2 đô thị đặc biệt là Rajin-Songbong và
Nampo, và 9 tỉnh.
Theo nguồn tin chính phủ Hàn Quốc: “Triều Tiên đang gặp phải những khó khăn về kinh tế để có thể đáp ứng những quyền lợi đặc biệt của người dân Bình Nhưỡng.”
Cơ chế bao cấp gần như không tồn tại ở nhiều địa phương của Triều Tiên, tuy nhiên, 3 triệu dân Bình Nhưỡng và trên 1 triệu binh sỹ vẫn phải nhận lương thực phát chẩn của chính phủ.
Khoảng 20 triệu dân còn lại được cho là phải phụ thuộc vào các nguồn viện trợ lương thực từ bên ngoài, một quan chức chính phủ cấp cao cho biết.
Giới phân tích cho rằng, hành động thu hẹp diện tích của Triều Tiên có liên quan đến tình trang thiếu hụt lương thực của họ. Theo đánh giá của chính phủ Hàn Quốc, Bình Nhưỡng cần khoảng 5 triệu tấn lương thực mỗi năm, nhưng thực tế chỉ có thể cung cấp hơn 1 triệu tấn/năm.
Một người đào tẩu từ Triều Tiên nói: “Giảm diện tích Bình Nhưỡng là bằng chứng cho thấy Triều Tiên không có khả năng nuôi nổi 2,6-3 triệu dân thủ đô.
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng mục đích của việc thu hẹp diện tích này là nhằm tăng hiệu quả quản lý thành phố này. Dân Bình Nhưỡng thường tự do đào tẩu sang các nước láng giềng, trong khi dân các vùng khác phải được sự cho phép của Bình Nhưỡng.
Ở Triều Tiên, chỉ kênh truyền hình trung ương mới được phát sóng rộng rãi, trong khi ở Bình Nhưỡng, người ta có thể xem đến 3 kênh. Dân Bình Nhưỡng cũng được sử dụng nhiều điện hơn.