Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Anh Tuấn vừa có buổi là việc với lãnh đạo TP.HCM và đại diện các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu về tình hình triển khai dự án đường Vành đai 4 TP.HCM.
Theo quy hoạch, đường Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng hơn 200km đi qua địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Long An.
Trong đó, đoạn qua Long An có chiều dài lớn nhất với hơn 78km, Bình Dương 47,5 km, Đồng Nai 45,6 km, Bà Rịa - Vũng Tàu 18,1 km và TP.HCM 17,3 km.
Tổng vốn đầu tư Vành đai 4 TP.HCM dự kiến khoảng 107.000 tỉ đồng. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho các địa phương làm cơ quan chủ quản để đầu tư đoạn qua địa bàn theo hình thức PPP.
Trước đó, TP.HCM đề xuất phương án, nên gom tuyến đường vành đai 4 thành 1 – 2 dự án lớn và giao cho một địa phương làm đầu mối triển khai chung cho toàn dự án thay vì chia thành nhiều dự án giao cho từng tỉnh.
Lý do án được chia nhỏ thành các đoạn nên gặp khó khăn trong việc triển khai đồng bộ. Trong khi đó, nếu gộp lại thành một dự án lớn sẽ thuận tiện để mời gọi đầu tư, thống nhất trong triển khai và vận hành, thu hồi vốn sau này.
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Nguyễn Anh Tuấn, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, tuyến Vành đai 4 sẽ giải phóng mặt bằng một lần với quy mô hoàn chỉnh từ đầu và làm trước 4 làn cao tốc.
Tuyến đường giai đoạn đầu sẽ có 4 làn xe, đầy đủ làn dừng khẩn cấp và các quy chuẩn đạt cao tốc. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn, tăng hiệu quả khai thác và tránh trường hợp vừa hoàn thành đã phải tính chuyện mở rộng như nhiều tuyến đường 2 – 4 làn xe hạn chế như hiện nay.
Ngoài ra, lãnh đạo TP.HCM cũng cho rằng, tuyến Vành đai 4 cần thống nhất đồng bộ quy mô chiều rộng giữa các địa phương để không ảnh hưởng quá trình khai thác sau này.
Riêng với đoạn qua TP.HCM và Long An có thể nghiên cứu phương án đi trên cao. Phương án này sẽ có chi phí lớn như bù lại tiến độ thi công nhanh và không bị phụ thuộc vào nguồn vật liệu đắp nền.
Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết, đường Vành đai 4 là hạ tầng giao thông quan trọng đối với cả khu vực trọng điểm phía Nam.
Thứ trưởng đồng ý với phương án đầu tư Vành đai 4 đạt chuẩn cao tốc. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương cần gấp rút đối chiếu, rà soát lại quy hoạch của tỉnh xem các hướng tuyến được duyệt chưa, hiện trạng các khu công nghiệp, khu dân cư ra sao để từ đó bố trí các nút giao phù hợp.
Dự án Vành đai 4 đặt mục tiêu trình Quốc hội xem xét trong năm 2024, khởi công năm 2025 và hoàn thành vào năm 2028.
-
Vì sao người trúng đấu giá đất cao nhất lịch sử Việt Nam được trả lại tiền cọc?
Anh Nguyễn Thanh Tùng tạo nên “lịch sử” khi trả giá hơn 4 tỉ đồng/m2 đất ở huyện ngoại thành Hà Nội trong một cuộc đấu giá. Mức trúng đấu giá cao gấp 142 lần giá khởi điểm. Tuy nhiên, anh Tùng sau đó xin trả lại tiền cọc vì cho rằng bản thân đã có sự nhầm lẫn trong quá trình đấu giá.








-
Chính thức khởi công dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm hơn 17.000 tỷ đồng vào ngày mai (10/5)
Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, một trong những tuyến rạch ô nhiễm nghiêm trọng nhất tại TP.HCM sẽ chính thức được khởi công vào ngày 10/5. Đây là dự án có tổng mức đầu tư lên tới hơn 17.200 tỷ đồng và được kỳ vọng sẽ đem lại diện mạo mới cho đô thị, c...
-
TPHCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc
Đối với 6 dự án cụ thể được báo cáo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị TPHCM theo thẩm quyền tập trung xem xét, tháo gỡ, bảo đảm hài hòa lợi ích, nhất là lợi ích của nhà đầu tư, xử lý dứt điểm những khó khăn, vư...
-
TP.HCM quy hoạch thêm 14 khu công nghiệp mới
Ngày 9/5, Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM phối hợp cùng UBND huyện Bình Chánh tổ chức hội nghị công bố quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời công bố giải pháp thu hút đ...