Đường Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 207km, đi qua địa phận 5 tỉnh thành.
Theo đề xuất, đường Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 207km, đi qua địa phận 5 tỉnh thành. Cụ thể, tuyến đi qua TP.HCM dài 16,7km; Bình Dương 47,95km; Đồng Nai 46,08km; Bà Rịa - Vũng Tàu 18,23km và Long An 78,3km, trong đó có đoạn 3,8 km nằm trên địa bàn TP.HCM nhưng thuộc phần đầu tư của Long An. Riêng đoạn qua Bình Dương sẽ được triển khai độc lập theo nghị quyết của HĐND tỉnh này, còn lại các đoạn đi qua TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An sẽ được hợp nhất thành một dự án tổng thể, trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.
Phần dự án tổng thể có tổng chiều dài khoảng 159,3km, tổng mức đầu tư dự kiến 122.774 tỉ đồng, được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), cụ thể là hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao). Cơ cấu vốn đầu tư gồm: ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 31.033 tỉ đồng; ngân sách địa phương hơn 38.631 tỉ đồng; phần còn lại khoảng 53.109 tỉ đồng sẽ được huy động từ khu vực tư nhân.
Với phần ngân sách địa phương, TP.HCM sẽ đóng góp gần 12.000 tỉ đồng, chia làm hai giai đoạn. Trong giai đoạn 2021–2025, thành phố dự kiến bố trí 2.054,83 tỉ đồng, các địa phương khác như Long An, Đồng Nai cũng sẽ góp vốn lần lượt là 20,81 tỉ đồng và 55,4 tỉ đồng. Riêng Bà Rịa - Vũng Tàu chưa bố trí vốn trong giai đoạn này. Đến giai đoạn 2026–2030, TP.HCM sẽ tiếp tục bố trí thêm 9.929 tỉ đồng, Long An góp 9.979 tỉ đồng, Đồng Nai là 12.324 tỉ đồng và Bà Rịa - Vũng Tàu đóng góp 4.268 tỉ đồng.
Để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, UBND TP.HCM đề xuất HĐND thành phố sớm thông qua nghị quyết thống nhất chủ trương triển khai dự án và chủ trương đảm bảo cân đối nguồn vốn gần 12.000 tỉ đồng từ ngân sách thành phố để tham gia thực hiện.
Theo thiết kế, giai đoạn 1 của dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch 8 làn xe. Tuyến đường chính sẽ được xây dựng với quy mô cao tốc 4 làn xe, kèm theo 2 làn dừng khẩn cấp, đường gom và hệ thống đường song hành hai bên. Việc giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch hoàn chỉnh giúp tránh lãng phí chi phí và hạn chế xáo trộn đời sống dân cư trong các giai đoạn sau.
UBND TP.HCM đánh giá, khi hoàn thành, tuyến Vành đai 4 sẽ mở ra không gian phát triển mới cho toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp khai thác hiệu quả quỹ đất, thúc đẩy công nghiệp, đô thị và logistics. Đây là tuyến giao thông mang tính liên kết vùng cao, kết nối Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ và Tây Nguyên, đồng thời góp phần giảm tải cho các trục giao thông hiện hữu đang quá tải như Quốc lộ 1, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và tuyến Vành đai 3.
Tuyến đường cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa vận chuyển hàng hóa giữa các khu công nghiệp, khu đô thị và hệ thống cảng biển, đặc biệt là kết nối đến sân bay quốc tế Long Thành và các cảng như cảng Hiệp Phước (TP.HCM), cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) hay các cảng nội địa tại Long An. Ngoài ra, Vành đai 4 sẽ giúp các phương tiện từ Quốc lộ 13, Quốc lộ 22 tiếp cận nhanh hơn các đầu mối giao thông quan trọng của khu vực.
-
Bất động sản 24h: Sắp xây tuyến Vành đai 4 TP.HCM
TP.HCM và 4 tỉnh chuẩn bị đầu tư tuyến Vành đai hơn 200km, tổng vốn hơn 122.000 tỷ đồng; Tạm ngừng trình đề án sáp nhập huyện, xã theo tiêu chí cũ; Lấy ý kiến nhân dân một tháng về sửa Hiến pháp để sắp xếp tổ chức bộ máy... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
Bất động sản 24h: Đơn giản hóa thủ tục và tạo điều kiện triển khai dự án Vành đai 4 TP.HCM
Đề xuất cơ chế đặc thù để đầu tư đường Vành đai hơn 122.000 tỷ đồng; Dự kiến trong năm 2025, tỉnh Khánh Hòa có 91 đồ án quy hoạch được phê duyệt; Cảng tàu quốc tế hơn 1.600 tỷ đồng ở thành phố đảo duy nhất của Việt Nam sắp vận hành... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
-
TP.HCM được giao lập báo cáo khả thi tuyến Vành đai 4
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 807/TTg-CN ngày 16/10/2024 về việc giao cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh.








-
Vành đai 4 - Vùng thủ đô sắp khởi công sẽ như thế nào?
Dự án Vành đai 4 – Vùng thủ đô có chiều dài hơn 112km đi qua 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh dự kiến khởi công vào tháng 6/2023 và đi vào khai thác từ 2027.
-
Khởi công dự án thành phần Vành đai 4 hơn 1.250 tỉ đồng qua địa phận tỉnh Hưng Yên
Theo TTXVN, ngày 22/11 tới đây, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên sẽ khởi công xây dựng đường song hành (đường đô thị) địa phận tỉnh Hưng Yên, thuộc dự án đường Vành đai 4 với tổng vốn đầu tư 1.253 tỉ đồng....
-
Hà Nội ấn định thời gian khởi công tuyến Vành đai hơn 85.000 tỉ đồng
Ngày 25/6 sẽ khởi công đường Vành đai 4 Thủ đô tại 4 vị trí Sóc Sơn, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.