Chiều 15/7, Bàn tròn Doanh nghiệp TP.HCM, Việt Nam & Astana, Kazakhstan, với chủ đề “Hợp tác phát triển Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM” do UBND TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm Tài chính quốc tế Astana tổ chức đã diễn ra.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Lộc Hà phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Cổng TTĐT TP.HCM
Sự kiện nằm trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của Đoàn Thống đốc Trung tâm Tài chính Astana, Kazakhstan tại TP.HCM từ ngày 12 đến ngày 16/7/2025.
Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết TP đang bước vào giai đoạn tăng tốc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế theo Nghị quyết số 222 của Quốc hội, có hiệu lực vào 1/9.
Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam đặt tại TP.HCM có định hướng phát triển sản phẩm riêng biệt, phát huy thế mạnh của Thành phố và hướng tới mục tiêu trở thành một trong những trung tâm tài chính quốc tế, nâng tầm vị thế của Việt Nam trong mạng lưới tài chính toàn cầu.
TP.HCM nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, kết nối thuận lợi với các trung tâm tài chính lớn trong khu vực và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi vốn quốc tế. Hệ thống giao thông của Thành phố, với cảng biển và sân bay quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dòng chảy hàng hóa và dịch vụ tài chính xuyên biên giới.
Về mặt kinh tế, TP.HCM chiếm tỷ trọng khoảng 23% trong GDP cả nước; đóng vai trò là trung tâm của nhiều ngành kinh tế trọng điểm như tài chính, công nghệ và dịch vụ.
Đồng thời, TP.HCM cũng là nơi tập trung nhiều ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức tài chính, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của một trung tâm tài chính quốc tế.
Tốc độ chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghệ tài chính của Thành phố thuộc vào loại cao nhất trong khu vực và thế giới, song chi phí giao dịch trong hệ thống tài chính lại thấp hơn so với các trung tâm tài chính của thế giới.
Báo Đầu tư dẫn lời ông Đinh Khắc Huy, Phó giám đốc Sở Tài chính TP.HCM cho biết, tổng diện tích của trung tâm tài chính quốc tế là 793 ha, gồm phường Bến Thành (20 ha), phường Sài Gòn (146 ha), phường Thủ Thiêm (563 ha) và mặt sông Sài Gòn (64 ha). Khu lõi diện tích là 9,2 ha đặt tại Thủ Thiêm sẽ là nơi xây dựng trụ sở cơ quan quản lý, giám sát, tài phán trung tâm tài chính quốc tế.
Hiện phường Sài Gòn và phường Bến Thành là khu vực trung tâm tài chính hiện hữu, các hoạt động ngoại hối, fintech, giao dịch số, tài chính, logistics diễn ra sôi nổi. Phần diện tích mở rộng thêm sẽ bao gồm các tòa nhà hiện đang có trụ sở các công ty bảo hiểm, tài chính và ngân hàng như tòa nhà Saigon Trade Center, Prudentail Headquarter, Mplaza, Tòa nhà Techcombank, Saigon Tower…
Dự kiến vốn đầu tư xây dựng toàn bộ Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM khoảng 7 tỷ USD.
-
TP.HCM mong muốn Kazakhstan hỗ trợ thiết kế, xây dựng và vận hành trung tâm tài chính quốc gia
Sáng ngày 15/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã tiếp và làm việc với ông Renat Bekturov, Thống đốc Trung tâm Tài chính quốc tế Astana (AIFC) của Kazakhstan, trong khuôn khổ chuyến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam.
-
Cận cảnh khu vực có thể sẽ mọc lên trung tâm tài chính quốc tế 7 tỷ USD tại TP.HCM
TP.HCM dự kiến xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế trên diện tích 783ha tại Quận 1 (cũ) và Khu đô thị Thủ Thiêm. Giai đoạn đầu, khu lõi 9,2ha tại Thủ Thiêm sẽ được triển khai trước, là nơi đặt trụ sở các cơ quan quản lý, giám sát tài chính.
-
Việt Nam sắp có trung tâm tài chính quốc tế ở TP.HCM và Đà Nẵng
Nghị quyết về phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được Quốc hội thông qua sáng 27/6, với trên 93,5% đại biểu tán thành. Nghị quyết này có hiệu lực từ 1/9.








-
Giá nhà TP.HCM lập đỉnh, nửa tỷ đồng mỗi m2 căn hộ
Mới đây, một doanh nghiệp bất động sản công bố mức giá rumor (giá bán dự kiến) cho các căn hộ hạng sang tại một dự án ngay vùng lõi trung tâm TP.HCM với mức khoảng 450 triệu đồng/m2.
-
Đề xuất thí điểm cho thuê căn hộ ngắn ngày trong chung cư
Sở Xây dựng TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TPHCM đề xuất giải pháp quản lý đối với mô hình lưu trú ngắn ngày trong nhà chung cư trên địa bàn TPHCM.
-
Hạn chế lưu thông trên đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây 30 ngày để sửa chữa
Để sửa chữa khe co giãn và nâng cấp hệ thống giao thông thông minh (ITS), đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn TPHCM với tỉnh Đồng Nai) sẽ được rào chắn một phần đoạn tuyến trong 30 ngày....