Phối cảnh Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM. Nguồn: Sở Xây dựng TP.HCM.
Theo báo cáo của UBND TP.HCM gửi Chính phủ mới đây, khu vực được chọn để phát triển Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM là Khu đô thị mới Thủ Thiêm và Quận 1 (cũ), với tổng diện tích 783ha. Đây là hai khu vực có vị trí chiến lược, kết nối trực tiếp với các trục giao thông chính của thành phố, được đánh giá là phù hợp để hình thành trung tâm tài chính quy mô khu vực.
Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM bao gồm 719ha mặt đất, phần còn lại là mặt sông Sài Gòn rộng 64ha.
Trong giai đoạn đầu, TP.HCM sẽ ưu tiên phát triển khu lõi của trung tâm tài chính với diện tích 9,2ha, nằm trên 11 lô đất tại Thủ Thiêm, TP. Thủ Đức (nay là Phường An Khánh). Khu vực này sẽ được đầu tư xây dựng để đặt trụ sở các cơ quan quản lý, giám sát và tài phán chuyên trách lĩnh vực tài chính.
Các lô đất này có ký hiệu từ 1-1 đến 1-11, thuộc khu chức năng số 1 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm, từng được định giá cao trong các phiên đấu giá trước đây nhờ vị trí đắc địa và quy hoạch đồng bộ.
Theo ghi nhận, đây là các khu đất trống, đã được quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện, nước, viễn thông, chiếu sáng...
Khu vực này nằm ngay sát cầu Ba Son, thuận tiện di chuyển đến phường Sài Gòn và các khu vực trung tâm khác thông qua hầm Thủ Thiêm, đại lộ Mai Chí Thọ.
Xung quanh là loạt tuyến đường đã hoàn thiện, rộng rãi, kết hợp với vỉa hè thoáng đãng, giúp tạo ra một không gian đô thị hiện đại.
Không chỉ nằm ở khu vực lõi đô thị TP.HCM, khu đất còn bao quanh bởi các dự án bất động sản cao cấp, tòa nhà văn phòng và những công trình hạ tầng mang tính biểu tượng như Nhà hát Thủ Thiêm, cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn...
Tổng vốn đầu tư sơ bộ của Trung tâm Tài chính quốc tế tại TP.HCM khoảng 172.000 tỷ đồng (tương đương gần 7 tỷ USD).
Trong giai đoạn 2-3 năm đầu, TP.HCM dự kiến đầu tư khoảng 16.000 tỷ đồng để triển khai khu lõi trung tâm tài chính. Riêng phần xây dựng các trụ sở cơ quan quản lý, giám sát, tài phán sẽ sử dụng khoảng 2.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Không chỉ đầu tư vào cơ sở vật chất, TP.HCM cũng đang khẩn trương chuẩn bị nguồn nhân lực đặc thù. Một đề án riêng về “Phát triển nguồn nhân lực cho trung tâm tài chính quốc tế” đang được triển khai, bao gồm việc xác định khung năng lực, tiêu chí chức danh, phương án tuyển dụng và cả danh sách ứng viên cho các vị trí chủ chốt. Bên cạnh đó là 5 chương trình đào tạo ngắn và trung hạn, cùng kế hoạch cử nhân sự đi học hỏi mô hình tại các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới như London, Hong Kong, Thượng Hải, Astana…
Cuối tháng 6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh. Theo đó, Việt Nam sẽ phát triển 2 trung tâm tài chính quốc tế, đặt tại TP.HCM và TP Đà Nẵng. Trong đó, TP.HCM sẽ giữ vai trò đầu tàu - phát triển toàn diện các sản phẩm, dịch vụ như thị trường vốn, ngân hàng, quản lý tài sản, quỹ đầu tư…
Chính phủ đặt mục tiêu trung tâm tài chính TP.HCM sẽ đi vào vận hành từ năm 2025 và hoàn thành trong 5 năm. Dự án được kỳ vọng góp phần vào tăng trưởng dài hạn, tạo động lực thu hút dòng vốn FDI và nâng cao vị thế TP.HCM trên bản đồ tài chính thế giới.
-
Một tập đoàn muốn đầu tư mạnh vào TP.HCM với cao tốc, đường vành đai và trung tâm tài chính
Chiều 4/7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, Phó chủ tịch Nguyễn Lộc Hà cùng các sở ngành liên quan đã có buổi làm việc với Tập đoàn T&T nhằm trao đổi về các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, theo thông tin từ SGGP.
-
Việt Nam sắp có trung tâm tài chính quốc tế ở TP.HCM và Đà Nẵng
Nghị quyết về phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được Quốc hội thông qua sáng 27/6, với trên 93,5% đại biểu tán thành. Nghị quyết này có hiệu lực từ 1/9.
-
TP.HCM dự kiến đầu tư 7 tỷ USD xây trung tâm tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam
TP.HCM dự kiến xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại quận 1 và khu đô thị mới Thủ Thiêm, ưu tiên phát triển khu lõi 9,2 ha làm trụ sở các cơ quan quản lý, giám sát và tài phán.








-
TP.HCM có 7 dự án với hơn 4.500 căn đủ điều kiện mở bán
Sở Xây dựng TP.HCM vừa cập nhật danh sách các dự án nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua tính đến hết tháng 6.
-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua TP.HCM ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đoạn qua TP.HCM dài khoảng 17km, có hai điểm chính là ga Thủ Thiêm và Depot Long Trường với phạm vi sử dụng đất khoảng 110ha.
-
Niềm vui của người dân ở xã Hiệp Phước, TP.HCM sáng nay!
Sáng 10/7, dự án xây dựng mới cầu Rạch Tôm tại xã Hiệp Phước, TP.HCM chính thức khởi công, nhằm thay thế cây cầu sắt xuống cấp và giải tỏa điểm nghẽn giao thông trên trục đường Lê Văn Lương, tăng kết nối liên vùng....