Hình minh họa
Bí ẩn sau việc Ngân hàng Nhà nước muốn tiền đổ vào bất động sản
Cho đến nay gói hỗ trợ thị trường bất động sản 30.000 tỷ đồng với lãi suất thấp được xem như thất bại vì không đạt được mục tiêu như kỳ vọng. Để cứu cánh cho điều đó mới đây NHNN cho biết đang nghiên cứu xây dựng gói hỗ trợ vay mua nhà trị giá tối đa 2 tỷ cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để trình Thủ tướng xin ý kiến. Như vậy, một lần nữa NHNN lại khá sốt sắng muốn đổ tiền vào thị trường bất động sản để cứu thị trường này.
Như vậy, so với gói 30.000 tỷ trước đó thì đối tượng ưu tiên bị thu hẹp lại nhưng số tiền lại phình to từ 1,05 tỷ đồng lên 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó gói này cũng đưa ra một yêu cầu khá “khắt khe” là yêu cầu gia đình đối tượng được vay phải có thu nhập khoảng 25 triệu đồng/tháng.
Những đề xuất của gói “2 tỷ này” đang đặt ra nhiều điều câu hỏi khó có câu thỏa lời thích đáng. Câu hỏi đầu tiên ai cũng đặt ra là mục đích của gói đề xuất này của NHNN là gì?
Trước hết nhìn vào đối tượng vay thì có lẽ NHNN đang muốn thay Chính phủ hỗ trợ nhà ở cho những công chức nhà nước. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nếu hàng triệu công chức nếu chỉ có thu nhập bằng lương thì ngay đến những quan chức cấp cao như bộ trưởng cũng dù có tích góp cả đời cũng khó lòng mua được căn nhà trị giá 2 tỷ đồng.
Tiểu thương phản đối dự án chợ Tân Bình mới
Đa số tiểu thương chợ Tân Bình phản đối việc xây dựng chợ mới cũng như trung tâm thương mại 17 tầng án ngữ mặt tiền chợ
Ngay từ đầu buổi đối thoại giữa UBND quận Tân Bình và khoảng 300 tiểu thương chợ Tân Bình sáng 25-9 về việc triển khai dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ đa năng chợ truyền thống Tân Bình, không khí đã rất “nóng” với hàng loạt những câu hỏi liên quan đến vấn đề bức bách của tiểu thương: dừng hay không dừng dự án xây chợ.
Các tiểu thương đều cho biết họ không nhìn thấy lợi ích từ việc phá bỏ chợ cũ để xây chợ mới và trung tâm thương mại, bởi nhiều trung tâm khác đang trong tình trạng ế ẩm. “Chợ An Đông là chợ sỉ, xây cao tầng nhưng hiện giờ chỉ có tầng 1 buôn bán được, tầng lửng phải đóng cửa làm kho. Tại An Đông Plaza, tầng lửng cũng bỏ trống. Khu vực trên lầu chợ An Đông, chợ Bình Tây còn ế thì lấy gì đảm bảo chợ Tân Bình mới sẽ bán được” - Chị Nguyễn Thị Thanh, kinh doanh khu A1, B18, dẫn chứng.
Chủ đầu tư PV Land Mark vướng nợ, người dân có nguy cơ mất nhà
Với chiêu thức hạ giá liên tục và đưa ra nhiều gói tiện ích để khách hàng đóng tiền từ 75 - 90% tổng giá trị căn nhà, tuy nhiên khi đã nhận tiền của người dân nhưng chủ đầu tư dự án PV Land Mark tại TP.HCM không bàn giao căn hộ đúng tiến độ, còn dự án đã dừng thi công vài năm nay. Thậm chí, số tiền hàng trăm tỷ đồng của người dân đang có nguy cơ bị mất trắng khi chủ đầu tư vướng vào nợ nần và bị ngân hàng siết nợ. Đây là tình cảnh của hơn 400 cư dân tại dự án PV Land Mark TP.HCM.
Năm 2006, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phê duyệt quyết định hợp tác với Công ty Cổ phần Xây dựng số 14 - Bộ Xây dựng để hỗ trợ nhà ở an sinh cho cán bộ công nhân viên đang công tác tại tập đoàn tại dự án Petro Vietnam Landmark Quận 2 - TP.HCM và trong hợp đồng sẽ bàn giao nhà năm 2011 nhưng rồi thất hẹn.
Theo danh sách bán nhà tại dự án PV Land Mark, đã có trên 400 khách hàng đóng tiền số tiền trung bình từ 1,4 - 2 tỷ VND. Tuy nhiên, nhà không được nhận, người dân mòn mỏi đợi chờ trong khi công trình đang bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp như nước ngập hầm, bong tróc… còn chủ dự án vẫn bặt vô âm tín.
18 năm, siêu dự án Khu đô thị Thủ Thiêm vẫn còn ngổn ngang
Cách đây gần 20 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 367/TTg phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tại khu vực bán đảo Thủ Thiêm, quận 2, TPHCM trở thành khu đô thị hiện đại, trung tâm thương mại, tài chính dịch vụ. Thế nhưng, kể từ ngày ấy đến bây giờ, một trong những công trình lớn nhất của thành phố vẫn đang còn rất ngổn ngang.
Được kỳ vọng là vậy, nhưng đến thời điểm hiện tại, chỉ có một vài công trình đang được triển khai ở KĐT. Còn lại, đa phần diện tích của KĐT vẫn còn bỏ hoang.
Rõ nét nhất là khu tái định cư dành cho người dân Thủ Thiêm do Công ty CP Đức Khải xây dựng. Đây là một trong ba dự án tái định cư lớn nhất của TPHCM do công ty CP Đức Khải làm chủ đầu tư. Bên cạnh đó, chỉ một vài đơn vị khác đang thi công tại KĐT này. Trong đó, dự án KĐT Đại Quang Minh của Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Đại Quang Minh chiếm phần lớn hoạt động tại đây.
Hoãn xử vụ kiện Keangnam Vina vì “đứt” liên lạc với hội thẩm nhân dân
Sáng 26/9, theo dự kiến, TAND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội sẽ xét xử vụ tranh chấp hợp đồng bán căn hộ B3504 Keangnam Landmark Tower giữa ông Nguyễn Mạnh Hà và Công ty TNHH Một thành viên Keangnam Vina. Phiên tòa thu hút được sự quan tâm của báo giới.
Tuy nhiên, đến hơn 9h cùng ngày, chủ tọa Chu Thiện Nghĩa thông báo hoãn phiên xét xử do thiếu hội thẩm nhân dân.
Đây là lần thứ hai phiên tòa hành chính này bị hoãn. Trước đó, ngày 8/9, TAND quận Nam Từ Liêm cũng đã tuyên hoãn phiên tòa do nguyên đơn hợp pháp vắng mặt.
Theo đơn khởi kiện của cư dân Keangnam, họ buộc chủ đầu tư phải đưa giá trị căn hộ được quy định bằng ngoại tệ (USD) về bằng đồng Việt Nam.
Nhà đổi nhà, “độc chiêu” bán hàng mới
Lại có thêm một chiêu bán hàng mới khá độc được chủ đầu tư đưa ra nhằm đẩy mạnh thanh khoản cho dự án.
Sắp tới, thị trường lại được chứng kiến một chiêu thức tăng thanh khoản mới lần đầu tiên xuất hiện. Đó là chương trình “Nhà đổi Nhà” của Sàn giao dịch Bất động sản Hải Phát dành cho các sản phẩm tại Tổ hợp Thương mại dịch vụ và căn hộ The Pride.
The Pride vốn là một dự án từng gặp nhiều tai tiếng. Do dự án chậm tiến độ, lại thu tiền vượt quá quy định của Luật Nhà ở, nên Hải Phát liên tục bị khách hàng khiếu nại. Cụ thể, khách hàng khiếu nại về việc chủ đầu tư chậm thực hiện nghĩa vụ bàn giao nhà theo cam kết hợp đồng và vi phạm Nghị định 71/2010 của Chính phủ khi thu tiền đến 90% giá trị hợp đồng, trong khi Dự án chưa đủ điều kiện bàn giao.
Tiến độ thi công của Dự án The Pride từng chậm nhiều lần so với kế hoạch. Với chiêu bán hàng mới, chủ đầu tư Dự án The Pride hy vọng thể hiện thiện chí để lấy lại niềm tin của khách hàng. Tuy nhiên, chương trình này có thành công hay không sẽ phải chờ đến cuối tháng 9 này. Đồng thời, kỳ vọng của ông Vũ Kim Giang về việc nhân rộng chương trình nhà đổi nhà ra nhiều dự án, để có thể trao đổi giữa căn hộ dự án này với dự án khác, thậm chí cả căn hộ với liền kề, thổ cư, giữa nhà mới với nhà cũ… có lẽ là khá xa xôi!
TP HCM: Chấp thuận xây dựng sân bay quốc tế Long Thành
Đó là quan điểm được UBND TP HCM nêu trong văn bản mới nhất gởi Bộ GTVT về việc triển khai dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.
Liên tục trong những năm gần đây, cử tri quận Tân Bình, TP HCM đã nhiều lần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, HĐND TP và UBND TP HCM không nên thực hiện dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành vì cho rằng không cần thiết và lãng phí, mà chỉ nên mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất hiện hữu.
Theo UBND TP HCM, việc xem xét đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất không phải là giải pháp hiệu quả nên chính quyền TP thống nhất với Bộ GTVT về việc triển khai dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.