Sản lượng thép toàn cầu đáng báo động
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia đạt 140,7 triệu tấn trong tháng 12/2022, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2022, sản lượng thép thô toàn cầu ở mức 1,87 tỷ tấn, giảm 4,2% so với năm trước và là năm suy giảm đầu tiên trong vòng 7 năm trở lại đây.
Sản lượng thép toàn cầu lần đầu giảm sau 7 năm
Hiện Trung Quốc đang là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm hơn một nửa sản lượng toàn cầu. Tuy nhiên, quốc gia này đã chứng kiến sản lượng thép giảm 2,1% xuống 1,01 tỷ tấn trong năm 2022. Nguyên nhân của sự sụt giảm phần lớn là do nền kinh tế suy yếu bị ảnh hưởng bởi chính sách Zero Covid trong vòng 2 năm vừa qua và những bất ổn trên thị trường bất động sản.
Tương tự, tình trạng sản xuất thép bị trì trệ cũng đang diễn ra tại nhiều thị trường chủ chốt khác. Nhật Bản, quốc gia lớn thứ ba thế giới đã ghi nhận sản lượng giảm 7,4% xuống 89,2 triệu tấn do sản xuất ô tô chậm lại trong bối cảnh thiếu hụt chip.
Trong khi đó, Mỹ, Nga hay Hàn Quốc… cũng đều ghi nhận sự sụt giảm về sản lượng cũng như tiêu thụ trong giai đoạn này. Cụ thể, Mỹ sản xuất được 80,7 triệu tấn, giảm 5,9%; Nga ước tính đã sản xuất 71,5 triệu tấn, giảm 7,2%. Hàn Quốc sản xuất 65,9 triệu tấn, giảm 6,5%; Đức sản xuất 36,8 triệu tấn, giảm 8,4%; Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất 35 triệu tấn, giảm 12,9%; Brazil sản xuất 34 triệu tấn, giảm 5,8% so với năm 2021.
Tại Việt Nam, theo số liệu từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thành phẩm năm 2022 đạt 29,339 triệu tấn, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm 2021. VSA nhận định 2022 là một năm đầy thách thức của ngành thép khiến nhiều doanh rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ.
Xuất hiện “cứu tinh” cho ngành thép thế giới
Giữa bức tranh ảm đạm này, Ấn Độ nổi lên là quốc gia duy nhất ghi nhận sản lượng thép tăng trong số 5 quốc gia sản xuất thép lớn. Cụ thể, sản lượng thép năm 2022 của quốc gia này đã chứng kiến mức tăng 5,5% lên 124,7 triệu tấn trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh mẽ và nhu cầu thép xây dựng tăng nhanh.
Nhu cầu thép của Ấn Độ tăng mạnh, đi ngược xu thế toàn cầu
Phần lớn lượng thép tiêu thụ của Ấn Độ đến từ sản xuất nội địa, tuy nhiên nước này cũng buộc phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng. Chỉ riêng trong quý 2 và quý 3 của năm 2022, các lô hàng nhập khẩu đã tăng 15% so với cùng kỳ lên mức 3,1 triệu tấn.
Với việc lĩnh vực xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn và Mỹ và châu Âu có khả năng rơi vào suy thoái, Ấn Độ đã và đang nổi lên như một vị cứu tinh cho nhu cầu thép toàn cầu.
Nhu cầu thép của Ấn Độ cũng được dự báo tăng cao do quốc gia này đang ở giữa thời kỳ bùng nổ xây dựng. Theo Worldsteel, nhu cầu thép của Ấn Độ sẽ tăng 6,7% lên khoảng 120 triệu tấn vào năm 2023, mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế lớn. Trước đó, Ấn Độ đã vượt qua Mỹ để trở thành nước tiêu thụ thép số 2 thế giới sau Trung Quốc.
-
Trung Quốc cắt giảm công suất, đưa các lò thép sang ASEAN
Trong bối cảnh dư thừa nguồn cung trầm trọng, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh lại sản lượng thép năm 2023 và việc mở rộng đầu tư công suất ở các nước Đông Nam Á sẽ giúp quốc gia này duy trì vị thế trên bản đồ thép Thế giới.
-
“Pháp sư” Trung Hoa lại khiến cả thế giới sửng sốt: Chỉ mất 6 giây để hoàn thành quy trình sản xuất thép, nhanh gấp 3.600 lần so với lò cao truyền thống
Công nghệ sản xuất thép này có thể hoàn thành quy trình sản xuất trong vòng chỉ 3-6 giây, nhanh hơn nhiều so với thời gian 6 giờ của các lò cao truyền thống. Đây hứa hẹn sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp thép toàn cầu....
-
Diễn biến đáng chú ý trên thị trường THÉP CHẤT LƯỢNG CAO, loại vật liệu nhiều ngành công nghiệp đều cần
Thép cuộn cán nóng chất lượng cao (HRC) đang phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Nếu tự chủ được, các ngành như đóng tàu, cơ khí chính xác, sản xuất ô tô, container... sẽ bớt phụ thuộc chuỗi cung ứng HRC ngoại....
-
Chuyển động mới tại Thép Hòa Phát Hải Dương sau động thái mở cửa lại lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm
Năm 2023, nhà sản xuất thép này đã dừng hoạt động 1 lò cao công suất 1,2 triệu tấn/năm tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương để bảo dưỡng, chuẩn bị cho các đợt sản xuất mới trong năm nay.