Đảm bảo cảnh quan và vai trò kết nối giao thông
Chia sẻ về dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 4, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM cho biết các cơ quan chuyên môn đang nghiên cứu phương án hiệu quả nhất để thiết kế công trình kết nối Quận 7 với KĐT Thủ Thiêm sao cho phù hợp, theo báo Đầu tư.
Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4
Cụ thể, công trình này do bắc qua sông Sài Gòn nên cần tính toán và dự báo nhu cầu khai thác đường thủy cho các cảng phục vụ tàu du lịch gần đó như cảng Sài Gòn, cảng Khánh Hội, làm sao để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. 2 yếu tố quan trọng cần được cân nhắc đó là độ cao và tĩnh không của cầu.
Đại diện Sở GTVT cho rằng nếu tĩnh không cầu quá cao có thể ảnh hưởng đến cảnh quan 2 bên cầu do có có thể tính toán đế các phương án thay đổi dạng cầu thành cầu mở hay cầu quay như ở Đà Nẵng.
Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ đóng vai trò giao thông kết nối rất lớn, chia sẻ áp lực đối với hầm Thủ Thiêm và đường Tôn Đức Thắng nên sẽ cần phải nghiên cứu về quy mô xây dựng phù hợp.
Cầu Thủ Thiêm 4 đóng vai trò quan trọng kết nối giao thông quận 7 và KĐT Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức)
Ghi nhận của Dân Việt, lãnh đạo sở GTVT TP.HCM cho biết, trục này được đánh giá lưu lượng giao thông lớn, rất hiệu quả, kết nối từ đường Nguyễn Cơ Thạch, TP.Thủ Đức đến đường Lưu Trọng Lư (đoạn nút giao Huỳnh Tấn Phát – Nguyễn Văn Linh, quận 7). Đây là một trục giao thông rất quan trọng đến khu Nam, vì vậy phải đánh giá cả yếu tố đường bộ.
Lưu ý của Bộ Giao thông vận tải
Đáng chú ý, trước đó, Bộ GTVT đã có góp ý gửi tới Sở GTVT TP.HCM về việc nghiên cứu xây dựng cầu Thủ Thiêm 4.
Theo đó, Bộ lưu ý về quy mô xây dựng cầu, cần tính toán số làn xe cũng như loại đường sẽ triển khai thông qua việc làm rõ chức năng về giao thông trong đô thị. Trong trường hợp tách riêng làn xe cơ giới và làn xe máy, đề nghị tách riêng lưu lượng xe quy đổi giờ cao điểm của xe cơ giới và xe máy khi xác định số làn xe yêu cầu đối với từng loại.
Cùng với đó, cũng phải nghiên cứu kỹ vị trí xây dựng cầu, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đơn vị tư vấn kiến nghị lựa chọn điểm đầu kết nối với đường Nguyễn Văn Linh tại vị trí trước nút giao với cầu Tân Thuận 2 sẽ làm giảm áp lực giao thông lên nút giao với cầu Tân Thuận 2 và nút giao với đường Huỳnh Tấn Phát đang trong tình trạng quá tải.
Dự kiến vị trí xây cầu Thủ Thiêm 4
Bộ cho rằng cần tính đến trường hợp lưu lượng giao thông tại nút giao vào cầu Tân Thuận 2 quá tải trong tương lai, do đó cần hoàn thiện thành nút giao liên thông theo quy hoạch được duyệt.
Trong điều kiện kinh phí cho phép, đề nghị nghiên cứu thêm phương án xây dựng cầu cạn nối thẳng từ đầu cầu Thủ Thiêm 4 dọc theo đường Huỳnh Tấn Phát và kết nối vào đường Vành đai 2.
Bộ cũng góp ý thêm về phương án đầu tư: dự án được đề xuất đầu tư theo phương thức PPP (đối tác công ty), loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao); trong đó, phân chia thành 2 dự án thành phần: Dự án thành phần 1 - BOT xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 phần nhịp chính và cầu dẫn phía thành phố Thủ Đức; dự án thành phần 2 - ngân sách nhà nước bồi thường hỗ trợ và tái định cư và xây dựng phần đường dẫn, cầu dẫn phía Quận 7.
Bộ khuyến cáo Sở và đơn vị tư vấn nghiên cứu bổ sung thêm phương án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) làm cơ sở so sánh, đánh giá và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Lí do bởi, TP.HCM mới đây đã được Quốc hội thông qua thí điểm cơ chế áp dụng loại hợp đồng BT để xây dựng công trình hạ tầng và được thanh toán bằng ngân sách nhà nước.
Cầu Thủ Thiêm 4 có chiều dài hơn 2 km, rộng 28 m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành, vận tốc thiết kế 60 km/h. Theo đề xuất của Sở GTVT TPHCM, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 4.950 tỉ đồng. Cầu Thủ Thiêm 4 có chiều dài hơn 2 km, rộng 28 m với 6 làn xe và 2 lề bộ hành, vận tốc thiết kế 60 km/h. Theo đề xuất của Sở GTVT TPHCM, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 4.950 tỉ đồng. |
-
Có gì quanh khu vực cầu 5.000 tỉ đồng nối Thủ Thiêm với quận 7 sắp “khởi động”?
Dự án cầu Thủ Thiêm 4 nối khu đô thị Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) với quận 7 dự kiến trình HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tới. Cây cầu có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỉ đồng này có ý nghĩa lớn về kết nối giao thông, thúc đẩy kinh tế thành phố.
-
Giá vé tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM là bao nhiêu?
Người dân di chuyển trên tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên sẽ trả giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy theo quảng đường mỗi lượt.
-
Nhà thi đấu nằm trên khu “đất vàng” trung tâm TP.HCM khi nào sẽ khởi công?
Dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng tọa lạc trên khu đất đắc địa ngay trung tâm TP.HCM nhưng suốt nhiều năm chưa thể khởi công.
-
Con trai cố Chủ tịch DIG nhận hơn 11 triệu cổ phiếu thừa kế, nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%
Ông Nguyễn Hùng Cường thông báo giao dịch cổ phiếu của Người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã: DIG).