Phần xét hỏi của phiên xử phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” tại công ty Alibaba tiếp tục có những diễn biến mới được dư luận quan tâm.
Tìm nhà đầu tư chi 2.400 tỉ đồng để khắc phục thay
Theo Dân Việt, sau khi vắng mặt tại phiên xử đầu tiên do sức khỏe không đảm bảo, bị cáo Võ Thị Thanh Mai đã tham gia phiên toà ngày 12/5. Trả lời HĐXX, bị cáo Mai đã trình bày về nguyện vọng kháng cáo cũng như phương án khắc phục hậu quả, bồi thường cho các bị hại liên quan đến vụ án.
Bị cáo Võ Thị Thanh Mai vắng mặt trong phiên tòa đầu do không đảm bảo sức khỏe. Ảnh: VNE
Trước đó, tại phiên tòa ngày 11/5, bị cáo Mai thừa nhận hành vi phạm tội của mình đối với cả hai tội lừa đảo và rửa tiền giống như bản án sơ thẩm và xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt. HĐXX cũng thông báo về việc ông Lê Viết An có đề nghị thay thế bị cáo Mai và Nguyễn Văn Luyện khắc phục hậu quả 2 tội danh “Rửa tiền” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được xem xét là tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.
Sau khi làm việc với cơ quan chức năng, ông Lê Viết An đã rút lại đề nghị khắc phục đối với tội “Lừa đào chiếm đoạt tài sản”. Ghi nhận tại phiên tòa, bị cáo Võ Thị Thanh Mai cho biết ông An chỉ đồng ý khắc phục thay tội “rửa tiền” với số tiền 12 tỉ đồng.
Đối với số tiền hơn 2.400 tỉ đồng bồi thường cho các bị hại trong vụ án, bị cáo Mai cho biết hiện bản thân không có khả năng khắc phục hậu quả, ghi nhận của Zingnews.
"Toàn bộ tài sản cá nhân của bị cáo đều đã bị cơ quan tố tụng thu hồi, nên bị cáo không còn khả năng khắc phục. Sau khi ông Lê Viết An xin rút đề nghị thay vợ chồng bị cáo bồi thường số tiền thiệt hại trong vụ án là hơn 2.400 tỉ đồng, thì bị cáo chưa tìm được nhà đầu tư khác khắc phục thay, nhưng bị cáo sẽ cố gắng", Võ Thị Thanh Mai nói.
Được biết, trước đó ông Lê Viết An chỉ chấp nhận thay vợ chồng Nguyễn Thái Luyện bồi thường 2.400 tỉ đồng với điều kiện cơ quan chức năng giải tỏa kê biên tài sản của bị cáo và giao cho người đứng ra khắc phục. phương án này đã được bị cáo Nguyễn Thái Luyện đồng ý.
Theo báo Tuổi trẻ, điều kiện ông Lê Viết An đưa ra không nhận được sự chấp thuận của HĐXX do cơ quan không thể hủy lệnh kê biên và không có quyền công nhận giao dịch “mua bán tài sản” giữa ông An và bị cáo Luyện do đây là quan hệ dân sự nằm ngoài phạm vi xét xử trong phiên tòa lần này.
Tài sản đang kê biên của Nguyễn Thái Luyện đáng giá bao nhiêu?
Cũng liên quan đến khối tài sản của Nguyễn Thái Luyện đang bị kê biên, theo báo Người lao động, trong phần trình bày ngày 12/5, bị cáo Nguyễn Thái Luyện thể hiện quan điểm không đồng ý với kết quả định giá tài sản là 448ha đất mà Công ty Alibaba đã có "sổ đỏ". Bị cáo nói rằng số đất này bán ra thị trường, rẻ nhất cũng được hơn 2.000 tỉ đồng nên nếu được giải toả kê biên, bị cáo có thể dùng số tài sản này khắc phục cho các bị hại trong vụ án.
Theo Tuổi trẻ, đại diện Viện KSND cấp cao tại TP.HCM cho biết toàn bộ tài sản bị kê biên là 652 thửa đất, với tổng diện tích gần 500ha, được định giá 1.600 tỉ đồng.
VKS bác bỏ các lập luận của bị cáo Nguyễn Thái Luyện về tính pháp lý của các lô đất là tài sản của bị cáo đnag bị kê biên. Ảnh: PLO
Trong phiên xử sơ thẩm, Viện Kiếm soát nhân dân cho biết tất cả các thửa đất cơ quan điều tra tiến hành kê biên là chưa có thửa đất nào được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vẫn là đất nông nghiệp theo đó phải sử dụng đúng mục đích, không được sử dụng cho mục đích như cá bị cáo ký kết trên hợp đồng.
Trong 58 “dự án”, đại diện VKS tái khẳng định là các dự án không có thật vì không đủ điều kiện chuyển nhượng, không đúng quy hoạch, không được phê duyệt, không có bản vẽ 1/500, chưa đủ điều kiện bán theo quy định. Các bị cáo lập dự án, đặt tên, đưa ra tiêu chí, sử dụng truyền thông là thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích đoạt được tiền của các bị hại.
-
Động thái mới của ông Lê Viết An sau khi “quay xe” từ chối bồi thường thay Nguyễn Thái Luyện
Diễn biến bất ngờ trong phiên tòa phúc thẩm vụ Alibaba, ông Lê Viết An đã liên lạc với bị cáo Võ Thị Thanh Mai trong giờ nghỉ giải lao, đồng ý khắc phục thay bị cáo nộp 12 tỷ đồng khắc phục đối với tội rửa tiền sau khi từ chối bồi thường 2.400 tỉ đồng cho các bị hại trong vụ “lừa đảo”.
-
Ông Lê Viết An, người từng nêu nguyện vọng sẽ thay Nguyễn Thái Luyện bồi thường 2.400 tỉ đồng cho các bị hại trong vụ án lừa đảo liên quan đến Công ty địa ốc Aliaba đã rút lại đề nghị khắc phục thay do nhận thấy rủi ro khi bỏ ra số tiền lớn.
-
Bất động sản và những cú lừa ngoạn mục
Thị trường bất động sản (BĐS) được xem là “mỏ vàng” cho các nhà đầu tư. Nhưng mặt trái của thị trường này là sự phức tạp, tính rủi ro cao và là miếng mồi béo bở cho những kẻ đầu cơ, trục lợi. Nhiều người chạy theo cơn sốt của thị trường BĐS, nhưng do...
-
272 miếng kim loại vàng và loạt tài sản của Nguyễn Thái Luyện đang được tạm giữ để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường vụ công ty địa ốc Alibaba
Cục Thi hành án dân sự TP.HCM thông tin về việc tạm giữ các tài sản để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của bị án Nguyễn Thái Luyện gồm: hơn 57 tỷ đồng; 272 miếng kim loại vàng, 8 ô tô các loại, 2 xe máy SH, 18 điện thoại di động,…...
-
Tuyên án vụ Công ty địa ốc Alibaba: Vợ Nguyễn Thái Luyện được giảm 9 năm tù
Kết thúc phiên phúc thẩm vụ “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” liên quan đến công ty địa ốc Alibaba, bị cáo Võ Thị Thanh Mai và nhiều bị cáo khác được giảm nhẹ hình phạt, riêng bị cáo Nguyễn Thái Luyện vẫn y án chung thân....