Bị cáo Nguyễn Thái Luyện tại phiên tòa. Ảnh: Tuổi trẻ
Rút lại đề nghị bồi thường thay bị cáo
Ngày 11/5, TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty CP Địa ốc Alibaba.
Báo Pháp luật TP.HCM thông tin, bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ bị cáo Luyện) đã có mặt tại phiên xét xử sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Lên tiếng tại phiên tòa, bị cáo Mai thừa nhận hành vì phạm tội của mình đối với cả hai tội lừa đảo và rửa tiền giống như bản án sơ thẩm. Điều này đồng nghĩa việc bị cáo này thay đổi yêu cầu kháng cáo từ kêu oan sang giảm nhẹ hình phạt.
Đáng chú ý, bị cáo Mai cũng thông tin thêm về việc cá nhân Lê Viết An muốn đứng ra thay thế vợ chồng Luyện khắc phục hậu quả của vụ án. Bị cao cho biết, ông An vừa là bạn, vừa là nhà đầu tư của Công ty.
“Trước đó, ông An có đề nghị khắc phục hậu quả thay cho vợ chồng bị cáo nhưng sau khi được chủ toạ phiên toà giải thích nên ông An cảm thấy bỏ ra số tiền lớn mà rủi ro cao nên ông này đã rút yêu cầu được khắc phục hậu quả thay” - bị cáo Mai nói.
Tiếp nhận lời khai trên của bị cáo Mai, chủ toạ phiên toà một lần nữa giải thích lại về hậu quả pháp lý của việc này. Theo đó, chủ toạ cho biết toà không thể ghi nhận sự việc này vào trong bản án vì ông An không phải bị hại trong vụ án. Thứ hai giao dịch thoả thuận giữa ông An và vợ chồng bị cáo (bị cáo Mai) là một phạm trù khác, là thoả thuận giữa hai bên và không liên quan đến vụ án này.
Không thể hủy kê biên tài sản
Ghi nhận của VTC, trong phiên xử ngày 9/5, HĐXX đã thông tin về việc ông Lê Viết An có đơn đề nghị thay bị cáo Luyện và Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện) khắc phục hơn 2.400 tỉ đồng tiền thiệt hại của 2 vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền”.
Cá nhân này đưa ra điều kiện thực hiện trách nhiệm dân sự thay các bị cáo là được giải tỏa kê biên các bất động sản do Luyện đứng tên để giao lại cho ông. Yêu cầu này của ông An đã được bị cáo Luyện đồng ý.
Nguyễn Thái Luyện làm việc với cơ quan điều tra. Ảnh: SGGP
Theo báo Tuổi trẻ, HĐXX đã mời ông An đến làm việc và giải thích việc ông An có thiện chí giúp đỡ và muốn khắc phục hậu quả thay bị cáo Luyện được ghi nhận là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo sau khi cá nhân này làm việc với cơ quan thi hành án về việc bồi thường.
Đối với điều kiện được giải tỏa kê biên tài sản của bị cáo và giao cho người đứng ra khắc phục, HĐXX giải thích đây là quan hệ dân sự nằm ngoài phạm vi xét xử của vụ án này. HĐXX không có quyền công nhận hợp đồng mua bán giữa Luyện và ông An. Đồng thời, HĐXX cũng không thể hủy lệnh kê biên.
Đến nay ông An chưa có động thái nộp tiền. Tòa đề nghị bị cáo Luyện thông qua luật sư hoặc vợ (đang tại ngoại) để trao đổi với ông An về việc trên. HĐXX cũng cho biết đã có thư mời ông An tham dự phiên tòa với tư cách là người có liên quan đến yêu cầu kháng cáo của bị cáo Luyện nhưng ông An không đến.
"Nếu ông An hoặc bất kỳ cá nhân nào đồng ý khắc phục thay cho bị cáo thì chúng tôi cam kết làm thông báo cho Cục Thi hành án dân sự TP.HCM", chủ tọa nói.
Theo kết quả của phiên xử sở thẩm cuối tháng 12/2022, bị cáo Nguyễn Thái Luyện và Võ Thị Thanh Mai phải thi hành trách nhiệm dân sự, bồi thường 2.400 tỉ đồng cho 4.500 người bị hại liên quan đến vụ án. Nhiều bị hại và người liên quan đến bị án chưa đồng thuận với phương án bồi thường này nên đã có đơn kháng cáo gửi tới TAND TP.HCM. Một số cá nhân thể hiện được mong muốn được nhận đất thay vì bồi thường bằng tiền. Tuy nhiên, trong các phiên tòa sơ thẩm, cơ quan chức năng đã giải thích các sản phẩm do Công ty Alibaba của bi cáo Nguyễn Thái Luyện bán không phải đất ở nên không thể cấp quyền sử dụng đất cho các bị hại theo nguyện vọng đề xuất. |
-
Vụ Công ty địa ốc Alibaba: Nguyễn Thái Luyện “nhận tội” nhưng vẫn “kêu oan”?
Trình bày tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Thái Luyện nhận tội với mục đích "nhanh chóng kết thúc vụ án, các bị cáo sớm thi hành án, được về với gia đình". Tuy nhiên bị cáo này vẫn khẳng định bản thân không có ý thức chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
-
Diễn biến mới tại phiên xử phúc thẩm Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền” liên quan đến Công ty địa ốc Alibaba, có một người tự xưng là bạn làm ăn của Luyện đề nghị thay bị can bồi thường thiệt hại cho các bị hại với số tiền hơn 2.400 tỉ đồng.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.