Ảnh mô phỏng đường ven sông Sài Gòn.
Dự án có chiều dài khoảng 1,84km, kéo dài từ đường Gia Long (phường Lái Thiêu) đến đường Vĩnh Phú 40 (phường Vĩnh Phú). Dù chỉ là một đoạn ngắn, nhưng tuyến đường này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở ra trục giao thông chiến lược ven sông Sài Gòn, góp phần kết nối khu trung tâm Lái Thiêu với các khu vực phía Đông Bắc TP.HCM và vùng phụ cận.
Mức đầu tư dự kiến lên đến hơn 2.000 tỉ đồng cho chiều dài chỉ hơn 1,8km, tương đương khoảng 1.000 tỷ đồng/km. Cụ thể, dự án sẽ xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm: hệ thống chiếu sáng, cây xanh vỉa hè, hệ thống thoát nước dọc và ngang, hào kỹ thuật phía nhà dân. Trong đó, vị trí ven sông đòi hỏi thiết kế bền vững, chống sạt lở, kết hợp cảnh quan đô thị, đồng thời tính toán đến yếu tố biến đổi khí hậu và nước triều.
Với vị trí nằm dọc theo bờ Bắc sông Sài Gòn, tuyến đường được kỳ vọng sẽ tạo ra trục phát triển mới cho thành phố Thuận An. Ngoài giá trị giao thông, tuyến đường còn có thể tạo nền tảng phát triển không gian ven sông, nơi được xem là “đất vàng” để hình thành các khu dân cư, thương mại, dịch vụ cao cấp. Nếu được quy hoạch và đầu tư đúng hướng, khu vực này có thể trở thành một “bờ Tây” mới của vùng đô thị TP.HCM mở rộng.
Được biết, toàn tuyến đường ven sông Sài Gòn đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài 98,2km, đi qua TP. Thuận An, TP. Thủ Dầu Một, TP. Bến Cát và huyện Dầu Tiếng, được phân đoạn đầu tư với quy mô lộ giới khác nhau tùy theo đặc thù từng khu vực.
Trong đó, đoạn qua TP. Thuận An dài 13,6km, lộ giới 32m, gồm 6 làn xe, tuyến bám theo đường đê bao sông Sài Gòn hiện hữu, cách bờ sông từ 20 đến 40m. Riêng đoạn từ đường Gia Long đến đường Vĩnh Phú 40 thuộc phần dự án đang được xem xét có chiều dài 1,84km, tiếp nối với các đoạn khác trên địa bàn TP. Thuận An như từ rạch Bình Nhâm đến cảng An Sơn (2,2km), từ cảng An Sơn đến rạch Bà Lụa (2,1km) và từ đường Vĩnh Phú 40 đến cầu Vĩnh Bình (3,9km).
Các đoạn còn lại gồm tuyến qua TP. Thủ Dầu Một dài 16,7km, TP. Bến Cát dài 27,9km và huyện Dầu Tiếng dài 39,79km.
-
TP.HCM sẽ chi gần 4.000 tỉ đồng để đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn đi qua những khu vực nào?
Tuyến đường ven sông Sài Gòn đang được các sở ngành TP.HCM nghiên cứu đầu tư có chiều dài gần 4km kéo dài từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu. Đơn vị chức năng kiến nghị thành phố chỉ đạo các chủ đầu tư dự án dọc tuyến đường khẩn trương hoàn thiện thủ tục nghiệm thu, bàn giao hạ tầng cho cơ quan nhà nước quản lý theo quy định.
-
Điểm tên các dự án tỉ USD “chen chúc” trên tuyến đường dài 3km ven sông Sài Gòn
Chỉ sở hữu chiều dài khiêm tốn khoảng 3km nhưng đường Đào Trí (quận 7, TP.HCM) lại được các “ông lớn” bất động sản chọn mặt gửi vàng với các dự án trị giá hàng tỉ USD như: Mũi Đèn Đỏ, Sunshine Diamond River,…
-
Sớm xây đường ven sông Sài Gòn kết nối TP.HCM – Bình Dương, quy mô 4-8 làn xe
TP.HCM đề xuất phương án quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn kết nối liên vùng với các tỉnh Đồng Nam Bộ, quy mô dự kiến 4-8 làn xe. Trong đó đoạn từ TP.HCM đến Bình Dương sẽ được ưu tiên triển khai trước.






-
“Soi” giá bán các dự án căn hộ dọc tuyến đường nghìn tỷ sắp được mở rộng lên 60m tại khu Đông TP.HCM
Khoảng 6,3km đường Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu, Thủ Đức đến cầu Vĩnh Bình, Thuận An sẽ được mở rộng từ 25-30m lên 60m với 10 làn xe và dự kiến khởi công cuối năm 2025. Trước thời điểm triển khai, thị trường căn hộ dọc hai bên tuyến đường này đa...
-
Nhà đầu tư “dịch chuyển” về đô thị cạnh khu công nghiệp, có gì hấp dẫn?
Hiện nay, giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP.HCM đang ở mức quá cao, biên độ tăng giá không còn hấp dẫn như trước. Điều này thúc đẩy nhiều nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền sang khu vực sát cạnh, nhất là các khu đô thị all-in-one gần các khu cô...
-
Tuyến metro 29km từ Thành phố mới Bình Dương đến Suối Tiên có bước tiến quan trọng
Trước thềm sáp nhập, tuyến metro nối Bình Dương và TP.HCM và nhiều dự án hạ tầng kết nối được đẩy nhanh thủ tục pháp lý, mở ra kỳ vọng kết nối giao thông thuận tiện hơn.