Ngày 15/1, tại tỉnh Đồng Tháp, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn tổ chức Lễ khởi công dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên sông Tiền, phục vụ thi công dự án thành phần 2 thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu giai đoạn 1.
Mỏ cát này được UBND tỉnh Đồng Tháp giao cho nhà thầu thực hiện thủ tục và khai thác theo cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội với trữ lượng cấp phép khai thác 300.000m3.
Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn cho biết, sau khi hoàn thành các thủ tục theo quy định, mỏ cát được tỉnh Đồng Tháp cấp theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 2, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Tháp và bắt đầu khai thác.
Đồng Tháp đưa vào khai thác mỏ cát phục vụ thi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 2
Trước mắt, sẽ phục vụ thi công đường công vụ, đường tiếp cận để phục vụ thi công các cầu và đắp gia tải, thử các đoạn xử lý nền đất yếu.
Được biết, mỏ cát này nằm trên sông Tiền, có diện tích 18,7ha. Tổng trữ lượng khoáng sản cát san lấp phê duyệt trong khu mỏ là 377.440m3. Tổng trữ lượng khoáng sản cát san lấp được phép khai thác là 300.000m3.
Đến nay, Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn được UBND tỉnh Tiền Giang cấp quyền khai thác 2 mỏ cát và UBND tỉnh Đồng Tháp cấp quyền khai thác 1 mỏ cát với tổng trữ lượng khoảng gần 1 triệu m3, đáp ứng cơ bản đủ nhu cầu của đơn vị về nguồn cát thi công cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 2.
UBND tỉnh Đồng Tháp yêu cầu nhà thầu khai thác cát theo đúng khối lượng, công suất, kế hoạch; thống kê, tổng hợp đầy đủ khối lượng khoáng sản khai thác thực tế để thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo đúng quy định.
Nhà thầu cũng cần thuê đơn vị có chức năng giám sát mức độ ổn định của đường bờ, khảo sát địa hình đáy sông trong khu vực khai thác nhằm đưa ra kế hoạch khai thác phù hợp.
Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu thành phần 2 có tổng chiều dài khoảng 11,43km. Trong đó, dự án đi qua tỉnh Đồng Tháp khoảng 3,8km và hơn 7,6km qua tỉnh Tiền Giang.
-
UBND TP.HCM vừa có quyết định quan trọng về nguồn vật liệu cho các dự án hạ tầng trên địa bàn
UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo về việc triển khai thực hiện thí điểm cát biển làm làm vật liệu san lấp phục vụ các công trình giao thông trên địa bàn thành phố.

-
Giá vật liệu tăng cao bất thường, nhiều công trình giao thông trọng điểm gặp khó
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thời gian qua, giá một số loại vật liệu xây dựng trên thị trường như: Cát, sỏi, vật liệu san lấp, đắp nền đường,... liên tục tăng cao bất thường, là một trong những thách thức gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng và tiến...
-
Loạt đề xuất chưa từng có từ Hòa Phát, Viglacera, Vicem: Ngành vật liệu xây dựng sắp có thay đổi lớn?
Ngành vật liệu xây dựng đang đứng trước ngưỡng thay đổi lớn khi hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành như Hòa Phát, Viglacera, Vicem cùng lúc kiến nghị nhiều chính sách mang tính đột phá.
-
Tăng cường kiểm soát chặn đà tăng giá vật liệu xây dựng
Giá các loại vật liệu xây dựng tăng cao, gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện để bình ổn giá và chấn chỉnh tình trạng này.