Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM đã có ý kiến chỉ đạo về việc sử dụng cát biển làm làm vật liệu san lấp phục vụ các công trình giao thông.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM giao các Sở, ban, các quận huyện, TP.Thủ Đức khẩn trương nghiên cứu, triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 9156/BTNMT-TN ngày 26/12/2024 triển khai thực hiện một số nội dung về công tác bảo vệ môi trường liên quan việc sử dụng thí điểm cát biển làm vật liệu san lấp phục vụ các công trình giao thông theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật.
TP.HCM thí điểm sử dụng cát biển cho các dự án giao thông
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình triển khai thực hiện, các vấn đề môi trường nổi cộm trong quá trình thi công và khi các dự án giao thông sử dụng thí điểm cát biển để san lấp.
Trên cơ sở đánh giá tình hình triển khai thực hiện, căn cứ vào điều kiện và nhu cầu thực tế, Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đề xuất phương án triển khai sử dụng cát biển phục vụ cho các dự án khác có nhu cầu san lấp trên địa bàn thành phố.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 225/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về kết quả khảo sát nắm tình hình và làm việc với các bộ, địa phương về bảo đảm vật liệu san lấp cho dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam.
Thông báo nêu rõ, đảm bảo vật liệu san lấp là điều kiện tiên quyết để hoàn thành tiến độ của các dự án, yêu cầu các bộ, ngành theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để tình trạng thiếu vật liệu ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương lập phương án tổng thể nhu cầu về vật liệu san lấp cho các dự án theo tiến độ cụ thể.
Trong đó, đánh giá kỹ lưỡng khả năng cung ứng của cát sông từ các mỏ hiện hữu đang khai thác, khả năng nâng công suất; từ mở các mỏ mới; từ việc tận dụng cát từ hoạt động nạo vét (lòng hồ, chỉnh trị, tạo dòng chảy lòng sông); phải tính đúng, tính đủ, đánh giá chính xác khả năng khai thác thực tế, không tính toán theo trữ lượng.
Trên cơ sở đó, đề xuất việc mở rộng thí điểm sử dụng cát biển để bù đắp phần thiếu hụt từ cát sông với các giải pháp cụ thể gắn với trách nhiệm giải quyết của từng tập thể, cá nhân.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát quy trình xử lý cát biển phục vụ hoạt động xây dựng
Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình xử lý cát biển phục vụ hoạt động xây dựng, san lấp, làm cơ sở để các địa phương nghiên cứu, triển khai thí điểm đối với các công trình, dự án trên địa bàn, hoàn thành trong quý 1/2025.








-
Bộ Xây dựng thông tin về định mức, đơn giá trong thi công dự án, công trình giao thông
Bộ Xây dựng cho biết, trường hợp hệ thống định mức xây dựng chưa ban hành định mức cho một số công tác xây dựng sử dụng công nghệ mới, vật liệu mới, chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn có thể sử dụng các nguồn dữ liệu khác theo quy định để xác định dự toán...
-
Bình Định yêu cầu tăng cường thẩm tra việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
Tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường thẩm tra nguồn gốc các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu san lấp, sử dụng cho các công trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước khi thanh, quyết toán....
-
Thị trường kim loại phản ứng thế nào trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Theo MXV, thị trường kim loại chứng kiến sự khởi sắc mạnh mẽ ở nhiều mặt hàng, nguyên nhân chính hỗ trợ cho đà tăng này là lo ngại về căng thẳng thương mại, thiếu hụt nguồn cung và Mỹ giảm siết chặt tiền tệ....