Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 168/NQ-CP về áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 11/6.
Theo Nghị quyết, các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã được cấp giấy phép khai thác, còn thời hạn khai thác là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 của Chính phủ về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020, sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 133/NQ-CP ngày 19/10/2021 của Chính phủ.
Áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản
Đối với các mỏ đá làm vật liệu xây dựng tại tỉnh Đồng Nai phù hợp quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản, đã hoàn thành thỏa thuận nhận chuyển quyền sử dụng đất (bồi thường giải phóng mặt bằng) với các hộ dân có đất nhưng chưa hoàn thành thủ tục thuê đất để sử dụng vào mục đích khai thác khoáng sản được tiếp tục hoạt động để cung cấp vật liệu xây dựng phục vụ các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
Khối lượng đá khai thác trong thời gian chưa hoàn thành thủ tục thuê đất chỉ được cung cấp cho các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.
Trường hợp dự án khai thác khoáng sản bị dừng khai thác theo kết luận thanh tra của cơ quan có thẩm quyền thì thực hiện theo ý kiến của cơ quan ban hành kết luận thanh tra.
UBND tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm chỉ đạo việc nâng công suất tối đa 50% công suất ghi trong giấy phép khai thác, toàn bộ sản lượng khai thác chỉ được cung cấp cho dự án theo quy định.
Chỉ đạo các nhà thầu, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản có biện pháp đảm bảo an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, nâng công suất. Kết thúc việc nâng công suất sau khi cung cấp đủ vật liệu cho dự án.
Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có công điện gửi Bộ trưởng các Bộ Công An, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý vật liệu xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý vật liệu xây dựng. Xử lý triệt để vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi thao túng thị trường, đầu cơ trục lợi.
Thanh tra Chính phủ cần khẩn trương xác định và thanh tra ngay các nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường tại các địa bàn trọng điểm và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.
Các địa phương được yêu cầu khẩn trương rà soát, đánh giá, tổng hợp nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn; quy hoạch, xác định các mỏ, các nguồn cung, công suất, khả năng cung cấp.
Đẩy nhanh việc cấp phép khai thác mỏ, gia hạn, điều chỉnh công suất khai thác, giao mỏ trực tiếp cho các nhà thầu thuộc các dự án còn thiếu, các dự án quan trọng quốc gia… để bảo đảm cân đối cung cầu, kịp thời xử lý ngay các thiếu hụt cục bộ trên từng địa bàn, địa phương, hoàn thành trước ngày 20/6.
Kịp thời cập nhật, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng đảm bảo phản ánh đúng chi phí cấu thành giá vật liệu và phù hợp với mặt bằng giá thị trường. Đối với các vật liệu có biến động bất thường, công bố theo định kỳ hàng tháng, hoặc sớm hơn khi cần thiết, các trường hợp cấp bách phải xử lý ngay.
-
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra việc thao túng thị trường vật liệu xây dựng
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an phối hợp điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi thao túng thị trường, đầu cơ trục lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ khẩn trương xác định và tiến hành ngay việc thanh tra các nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường tại các địa bàn trọng điểm.
-
Đề nghị 4 địa phương kiểm soát chặt chất lượng vật liệu khi xây cao tốc
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng đề nghị tăng cường quản lý chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng một số dự án cao tốc trên địa bàn.
-
Tình hình nguồn cung vật liệu cho cao tốc, Vành đai 3 TP.HCM và sân bay Long Thành hiện ra sao?
UBND tỉnh Đồng Nai đã cấp phép khoảng 4,4 triệu m3 vật liệu san lấp, còn 4 vị trí đang chờ cấp phép với gần 1,6 triệu m3. Tổng khối lượng này đủ để cung cấp cho cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và đường Vành đai 3 TP.HCM.
-
Quảng Nam họp về việc cung ứng vật liệu xây dựng
Ngày 22/5, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp, bàn các giải pháp thúc đẩy tăng nguồn cung cấp vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn.








-
Lợi dụng mưa bão để tăng giá vật liệu, thực phẩm: Bộ Công Thương cảnh báo xử lý nghiêm
Trong trường hợp xảy ra thiên tai, Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng....
-
Ninh Bình yêu cầu Công an vào cuộc điều tra, xử lý đầu cơ, tăng giá vật liệu xây dựng
Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các cơ quan như Thuế, Công an, Tài chính, Công Thương và Thanh tra phối hợp giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác các mỏ vật liệu, đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong đấu giá quyền khai thác. Đồng thời xử lý nghiêm...
-
Giá vật liệu tăng cao bất thường, nhiều công trình giao thông trọng điểm gặp khó
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, thời gian qua, giá một số loại vật liệu xây dựng trên thị trường như: Cát, sỏi, vật liệu san lấp, đắp nền đường,... liên tục tăng cao bất thường, là một trong những thách thức gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng và tiến...