Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết dựa theo dữ liệu từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), năm 2024 đánh dấu sự phục hồi về sản lượng của thị trường thép xây dựng Việt Nam.
Từ đầu năm 2024, sản lượng tiêu thụ ghi nhận mức tăng trưởng tương đối tốt và đạt 15,8% so với năm 2023, hỗ trợ bởi sự phục hồi của hoạt động xây dựng dân dụng và hạ tầng.
Các sản phẩm thép dẹt cho hoạt động xây dựng như tôn mạ, ống thép… duy trì tăng trưởng sản lượng, không chỉ từ nhu cầu nội địa còn ghi nhận nhu cầu từ thị trường nước ngoài, với sản lượng tôn mạ xuất khẩu ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng ở 46,1% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, thép cuộn cán nóng HRC với 2 nhà sản xuất chính là Hòa Phát và Formosa ghi nhận sản lượng tương đương so với năm 2023. Nguyên nhân do sản lượng nội địa chiếm 62% tổng sản lượng, tuy nhiên gặp sức ép cạnh tranh từ HRC Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Đồng thời, thị trường xuất khẩu chiếm 38% tổng sản lượng cũng gặp khó khăn do các hoạt động phòng vệ thương mại tại thị trường EU trong nửa cuối năm 2024.
Thị phần thép trong nước giai đoạn 2023-2024
Về thị phần thép xây dựng, Hòa Phát đã gia tăng thị phần lên 38% so với mức 35% trong 2023 nhờ tăng sản lượng tại các các dự án hạ tầng, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác. Trong khi đó, thị phần tôn mạ có xu hướng giữ ổn định, với các công ty có thị phần lớn nhất gồm Hoa Sen, Nam Kim và Tôn Đông Á.
Theo VDSC, thuế chống bán phá giá thép dẹt có thể được áp dụng trong quý 1/2025, các công ty có lợi thế về quy mô và giá thành sẽ có cơ hội lấy thị phần từ các nhà nhập khẩu thép (bị áp thuế chống bán phá giá).
Cụ thể, trong 2024, trước những rủi ro liên quan đến việc Trung Quốc tăng xuất khẩu các sản phẩm thép sang các thị trường, Bộ Công Thương đã có các biện pháp điều tra chống bán phá giá để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước.
Trong kịch bản cơ sở, VDSC cho rằng thuế bán phá giá (tạm thời) sẽ được áp cho sản phẩm thép dẹt (HRC, tôn mạ) trong quý 1/2025. Trước đó, trong năm 2016, Bộ Công Thương khởi xướng điều tra chống bán phá giá tôn mạ trong tháng 3 và có kết luận điều tra trong tháng 9/2016.
-
Hòa Phát giữa áp lực thép giá rẻ Trung Quốc và kỳ vọng đột phá từ “cú đấm thép” 85.000 tỷ đồng
Giá thép suy yếu dưới tác động thị trường Trung Quốc cùng nguy cơ thuế nhập khẩu từ Mỹ tạo nên sức ép lớn cho Hòa Phát. Nhưng giữa vòng xoáy cạnh tranh toàn cầu, đà tăng trưởng từ nhu cầu thép trong nước và dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2024, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn thép thành phẩm sang Ấn Độ, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H Trung Quốc: Kết quả mới nhất đã có
Quyết định mới của Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%. Mức thuế này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027....
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.