Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quyết định cuối cùng vụ điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh Châu Âu (EU).
Theo quyết định này, thép cuộn cán nóng HRC của một doanh nghiệp thép Việt không bị EU áp thuế chống bán phá giá.
Cụ thể, thép HRC Hòa Phát xuất khẩu vào châu Âu chịu thuế suất 0%. Trong khi đó, thép cán nóng Nhật Bản nhập khẩu vào thị trường này chịu mức thuế từ 6,9-30,4%, Ai Cập là 11,7%.
Mức thuế 0% giúp doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam duy trì lợi thế cạnh tranh tại thị trường EU và đặc biệt các doanh nghiệp hạ nguồn sử dụng HRC có thể yên tâm xuất khẩu sang EU mà không gặp rào cản về nguồn gốc xuất xứ và phá giá nguyên liệu.
Thép cuộn cán nóng của Hòa Phát không bị EU áp thuế chống bán phá giá
Trước đó, ngày 8/8/2024, Ủy ban châu Âu đã ban hành thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào EU.
Giai đoạn điều tra bán phá giá từ ngày 11/4/2023 đến ngày 31/3/2024. Giai đoạn điều tra thiệt hại từ ngày01/1/2021 đến ngày 31/3/2024.
Theo đánh giá từ phía doanh nghiệp, mức thuế này góp phần ổn định nguồn nguyên liệu cho các khách hàng trong chuỗi sản xuất sử dụng HRC cho hàng hóa xuất khẩu. Trong bối cảnh thị trường châu Âu tiếp tục siết chặt các hàng rào kỹ thuật và thương mại đối với thép, đây được xem là một yếu tố quan trọng về mặt chi phí và tuân thủ thương mại.
Liên quan đến thị trường xuất khẩu, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết đã nhận được thông tin từ Phái đoàn Việt Nam tại Geneva về việc Ủy ban Quản lý Thương mại quốc tế Nam Phi (ITAC) ban hành thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm Thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu vào Khối Liên minh Hải quan Nam Phi (SACU).
Theo thông báo này, Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp tự vệ tạm thời do là quốc gia đang phát triển có thị phần nhập khẩu dưới 3% và tổng nhập khẩu từ các quốc gia tương tự không lớn hơn.
Cục Phòng vệ thương mại đánh giá kết quả sơ bộ trên góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục duy trì xuất khẩu sản phẩm thép chống ăn mòn sang khối SACU trong thời gian tới, đây cũng cơ hội lớn để các doanh nghiệp nội địa đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị phần.
-
215.000 tấn thép HRC Trung Quốc vào Việt Nam trong một tháng, tăng 26 lần so với cùng kỳ
Trong tháng 6/2025, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng HRC khổ rộng 1.880 mm trở lên từ Trung Quốc tăng mạnh, đạt 215.000 tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ.
-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị trường này.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực nhất định cho các doanh nghiệp sản xuất HRC nội địa.







-
215.000 tấn thép HRC Trung Quốc vào Việt Nam trong một tháng, tăng 26 lần so với cùng kỳ
Trong tháng 6/2025, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng HRC khổ rộng 1.880 mm trở lên từ Trung Quốc tăng mạnh, đạt 215.000 tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ.
-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...