Dự án công viên Tân Thạnh Tây có quy mô khoảng 2ha, nằm trong tổng thể chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng giai đoạn 2020-2030 của TP.HCM. Đây cũng là công trình công viên đầu tiên do Ban Quản lý hạ tầng đô thị trực tiếp triển khai.
Đây là công viên tập trung đầu tiên trên địa bàn huyện, chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành trong vòng 6 tháng, mang đến không gian xanh, hiện đại phục vụ nhu cầu vui chơi, thư giãn cho người dân.
Trước đó, huyện Củ Chi có một số công viên phục vụ mục đích giải trí như Công viên nước Củ Chi và dự án Công viên Sài Gòn Safari. Tuy nhiên, Công viên nước Củ Chi chủ yếu phục vụ hoạt động vui chơi dưới nước và không phải là công viên cây xanh công cộng theo quy hoạch đô thị. Dự án Công viên Sài Gòn Safari, dù được quy hoạch từ năm 2004 với diện tích lớn, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai và hiện trạng là khu đất bỏ hoang.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM, hiện dự án đã hoàn tất các khâu chuẩn bị cần thiết như rà phá bom mìn, lựa chọn nhà thầu thi công và tư vấn giám sát, sẵn sàng bước vào giai đoạn thi công.
Công viên được thiết kế sẽ bao gồm khu quảng trường trung tâm, các lối đi bộ lát đá, khu vực trồng hoa, cây xanh bóng mát và máy tập thể dục ngoài trời. Ngoài ra, còn có khu vực tổ chức sự kiện cộng đồng, tạo thêm điểm sinh hoạt văn hóa – xã hội thiết thực cho người dân huyện Củ Chi.
Theo ghi nhận hiện trạng, khu đất công viên hiện nay chủ yếu là bãi cỏ trống với vài máy tập thể dục đơn sơ, chưa được khai thác đúng tiềm năng. Vì vậy, việc đầu tư nâng cấp toàn diện thành công viên cây xanh đồng bộ được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng sống cho cư dân, đồng thời tạo điểm nhấn cảnh quan, cải thiện môi trường khu vực.
Công trình công viên Tân Thạnh Tây cũng góp phần thực hiện mục tiêu dài hạn của TP.HCM trong chiến lược phát triển đô thị xanh. Thành phố hiện đặt mục tiêu đạt ít nhất 1m2 cây xanh công cộng/người vào năm 2030, thông qua việc xây dựng thêm 10ha công viên, trồng mới và cải tạo 6.000 cây xanh, mở rộng 2ha mảng xanh đô thị trong năm 2025.
Ngoài ra, TP.HCM cũng đặt kế hoạch sửa chữa, cải tạo các công viên cũ xuống cấp như Tao Đàn, Gia Định, Lê Văn Tám, Hoàng Văn Thụ, nâng cấp toàn bộ hạ tầng, hệ thống chiếu sáng, cây xanh và tiện ích.
-
Có gì ở công viên sáng tạo lớn nhất TP. Thủ Đức vừa vận hành?
Công viên sáng tạo TP. Thủ Đức có quy mô khoảng 10ha, kéo dài khoảng 1km dọc bờ sông Sài Gòn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm. Đây là vị trí đắc địa bậc nhất TP. Thủ Đức với hàng loạt công trình hiện đại, đã và đang hình thành trung tâm tài chính mới của TP.HCM.
-
Công viên sáng tạo lớn nhất TP.Thủ Đức sẵn sàng vận hành
Công viên Sáng tạo tại TP.Thủ Đức nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn, từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm sẽ chính thức khánh thành vào hôm nay (11/1). Với diện tích rộng 10ha, đây được xem là công việc lớn bậc nhất tại TP.Thủ Đức.
-
Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ là đô thị vệ tinh, sau đó mới nâng cấp lên thành phố
Quy hoạch xác định TP.HCM là đô thị đặc biệt, gồm đô thị trung tâm, 6 đô thị trực thuộc là thành phố Thủ Đức và 5 đô thị vệ tinh nâng cấp lên thành phố (gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ).








-
Dự án thép Nam Kim Phú Mỹ sau 2 lần tăng vốn lên 6.200 tỷ, dự kiến hoạt động vào đầu năm 2026
Nam Kim có lần thứ 2 tăng vốn đầu tư cho dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ. Dự án này được triển khai tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương với quy mô 1,2 triệu tấn/năm, thực hiện đến năm 2027....
-
TP.HCM sắp đầu tư 2 tuyến metro đi trên cao trị giá gần 100.000 tỷ đồng
TP.HCM chuẩn bị đầu tư gần 100.000 tỷ đồng để xây dựng 2 tuyến metro đi trên cao dài hơn 50km, kết nối với khu vực Bình Dương cũ.
-
TPHCM: Các khu công nghiệp kỳ vọng thu hút 21 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tới
Trong giai đoạn 2025 - 2030, các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư đạt khoảng 21 tỷ USD.