Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được khởi công ngày 1/1/2023, dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2026.
Giai đoạn 1, dự án có tổng mức đầu tư hơn 27.200 tỷ đồng, rộng 17 m, 4 làn, chia làm hai dự án thành phần: Cần Thơ - Hậu Giang dài 36,7 km, vốn đầu tư trên 9.700 tỷ đồng; đoạn Hậu Giang - Cà Mau dài 72,8 km, vốn gần 17.500 tỷ đồng.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, tổng nhu cầu cát đắp nền cho toàn dự án cần hơn 18 triệu m3, trong đó nhu cầu trong năm 2023 là 9,1 triệu m3, nhưng đến nay lượng cát đáp ứng rất ít. Theo đó, tình trạng thiếu cát đắp nền đã ảnh hưởng tiến độ chung cao tốc.
Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau chậm tiến độ vì thiếu cát đắp nền
Để bảo đảm đủ vật liệu san lấp nền đường cho các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải khu vực ĐBSCL, nhất là dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Phó Thủ tướng yêu cầu trong tháng 9/2023, phải hoàn thành thủ tục đưa những mỏ mới vào hoạt động. Thực hiện gia hạn, nâng công suất các mỏ hiện có hoặc đã hết hạn nhưng vẫn còn trữ lượng (nhất là các mỏ trên địa bàn tỉnh An Giang).
UBND các tỉnh khu vực ĐBSCL tiếp tục rà soát các mỏ vật liệu trên địa bàn, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đánh giá khả năng khai thác để cung cấp cho các dự án giao thông trọng điểm, giải quyết tình trạng thiếu hụt vật liệu cát san lấp.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh An Giang báo cáo ngay về hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý, vi phạm của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật, nhưng không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp vật liệu san lấp phục vụ các dự án đường cao tốc.
Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp, Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh này cấp phép khai thác mỏ cho nhà thầu để bảo đảm đủ nguồn cát san lấp cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau theo chỉ tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, hoàn thành trước ngày 25/9/2023. Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp hải có trách nhiệm điều phối đủ nguồn cát san lấp cho các dự án cao tốc đi qua địa bàn.
Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu phải thẳng thắn, phản ánh chính xác tình hình, chỉ ra đúng nguyên nhân của tình trạng không bảo đảm vật liệu san lấp theo đúng tiến độ các dự án cao tốc tại khu vực ĐBSCL.
Cụ thể, phải xác định rõ trữ lượng, số lượng mỏ vật liệu san lấp (mỏ cát) có khả năng khai thác; tìm ra giải pháp, triển khai ngay việc cung cấp vật liệu san lấp đắp nền đường cho các dự án, đặc biệt là tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Các bộ, ngành và đơn vị liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện tại Phiên họp lần thứ 8 Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.
-
Tiến độ cao tốc Vân Phong – Nha Trang hơn 11.800 tỉ đồng đang tới đâu?
Dự án có tốc Vân Phong – Nha Trang có chiều dài 83,35km, tổng vốn đầu tư hơn 11.808 tỉ đồng đã được khởi công từ đầu năm 2023. Hiện nay, các địa phương có dự án này đi qua đang chạy nước rút để bàn giao mặt bằng, xây dựng tái định cư cho người dân di dời.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Hơn 70% doanh nghiệp xây dựng không tiếp cận được các gói vay ưu đãi
Không có hợp đồng xây dựng mới và giá nguyên vật liệu tăng cao cùng với việc khó tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trong quý 4.2023....
-
Nhìn lại năm 2023: Giá vật liệu xây dựng vẫn tăng cao dù thị trường ảm đạm
Dù tình hình tiêu thụ ảm đạm nhưng thị trường vật liệu xây dựng với hàng trăm sản phẩm từ sắt thép, xi măng cho đến các loại vật liệu hoàn thiện vẫn chịu nhiều áp lực tăng giá trong năm 2023....