Sắt thép, xi măng đồng loạt tăng giá
Thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) đã chứng kiến nhiều mặt hàng tăng giá chóng mặt từ đầu năm 2022. Giá nguyên vật liệu tăng cao đang là một vấn đề lớn trên thị trường, nhất là đối với nhà thầu thi công.
Theo Bộ Xây dựng, do ảnh hưởng của việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào trong quý 1/2022, các vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng đã có sự tăng giá mạnh so với thời điểm cuối năm 2021.
Nhiều loại VLXD tăng giá mạnh ngay trong những tháng đầu năm là do nhu cầu về xây dựng tăng cao sau Tết. Một yếu tố khác cũng tác động lên lĩnh vực VLXD là xăng dầu. Giá xăng dầu liên tục tăng đã đẩy chi phí vận chuyển tăng cao, tạo thêm áp lực tăng giá trên nhiều mặt hàng VLXD.
Giá vật liệu xây dựng tăng cao đang là một vấn đề lớn trên thị trường, nhất là đối với nhà thầu thi công
Cụ thể, giá thép xây dựng trong nước có xu hướng tăng mạnh trước ảnh hưởng thị trường thép thế giới và xu thế tăng của các nguyên liệu đầu vào sản xuất thép.
Giá các mặt hàng sắt thép bắt đầu tăng mạnh từ giữa tháng 3. Tính từ đầu năm đến nay, giá thép đã tăng 7 lần, với tổng mức tăng đến 2,4 triệu đồng/tấn, từ 16,5 lên hơn 19 triệu đồng/tấn.
Bước sang tháng 4, giá thép xây dựng vẫn chưa hạ nhiệt. Hiện giá thép xây dựng các loại khoảng 18.600-20.600 đồng/kg. Như vậy, giá thép xây dựng các loại trung bình trong quý 1/2022 khoảng 18.890 đồng/kg, tăng 3,5% so với quý 4.2021.
Về thị trường xi măng, hiện cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106,6 triệu tấn/năm, trong thực tế có thể sản xuất lên đến 122 triệu tấn/năm. Thị trường xi măng đang chứng kiến tình trạng cung vượt cầu ở mức cao.
Bên cạnh áp lực dư cung, ngành xi măng còn đối diện với áp lực tăng chi phí đầu vào do giá nguyên liệu sản xuất đầu vào tăng. Trong quý 1/2022, giá xi măng tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/tấn, tương đương tăng 1-3% so với quý 4/2021 và tăng 11-15% so với cùng kỳ năm 2021.
Dự báo còn tăng trong quý 2/2022
Trong Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ quý 1/2022, nhiệm vụ trọng tâm quý 2 và các tháng cuối năm 2022, Bộ Xây dựng dự báo giá các loại vật liệu xây dựng thiết yếu như xi măng, sắt thép sẽ tiếp tục đà tăng.
Bộ Xây dựng dự báo giá các loại vật liệu xây dựng thiết yếu như xi măng, sắt thép sẽ tiếp tục đà tăng trong thời gian tới
Hiện Chính phủ đang thực hiện chương trình phục hồi kinh tế, đẩy mạnh đầu tư công làm nhu cầu thép xây dựng trên thị trường tăng đột biến.
Cụ thể, nhu cầu về VLXD càng tăng cao khi nhiều dự án đầu tư công quy mô lớn được khởi công xây dựng trong năm 2022 như dự án sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến cao tốc Bắc – Nam và các tuyến vành đai khác.
Việc tăng giá vật liệu xây dựng được dự báo sẽ gây tác động khiến giá nhà ở, công trình xây dựng tăng cao.
Chặn đà tăng giá vật liệu xây dựng
Để hạ nhiệt giá vật liệu xây dựng, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành và địa phương vào cuộc nghiên cứu giải pháp, cơ chế chính sách cần thiết để quản lý, bình ổn thị trường này.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Công văn số 2360/VPCP-CN ngày 15.4.2022, yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm đầy đủ thông tin của các vật liệu cho công trình xây dựng giao thông.
Theo đó, Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan nghiên cứu các kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nghiên cứu ban hành, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách theo thẩm quyền về cơ chế chính sách quản lý giá nhiên, vật liệu xây dựng; kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Trước đó, Bộ Xây dựng cũng đã có Công văn số 959/BXD-KTXD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xác định, công bố giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, chỉ số giá xây dựng, tránh tình trạng đầu cơ, thổi giá.
Việc tăng giá VLXD chủ yếu do ảnh hưởng của việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào, Bộ Xây dựng nhận định. Bộ đã có đề xuất về các sắc thuế nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng phôi thép và sản phẩm thép, đã được thông qua tại Nghị định 101/2021.
Cụ thể, tăng thuế xuất khẩu mặt hàng phôi thép nhằm góp phần ổn định nguồn cung phôi thép cho thị trường trong nước, hạn chế việc xuất khẩu phôi thép để giữ lại cho sản xuất trong nước, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thép.
Bên cạnh đó, giảm thuế nhập khẩu một số mã hàng thép xây dựng đang có mức thuế suất thuế nhập khẩu cao để bình ổn giá cả mặt hàng thép trong nước.
-
Giá vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục tăng
Đó là dự báo của Bộ Xây dựng trong Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ quý 1.2022, nhiệm vụ trọng tâm quý 2 và các tháng cuối năm 2022.
-
Thủ tướng chỉ đạo nóng về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án, công trình giao thông trọng điểm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến định mức, đơn giá xây dựng; khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án, công trình giao th...
-
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ra chỉ đạo “nóng” ngăn chặn nạn đầu cơ làm tăng giá cát xây dựng
Sau 3 tháng bỏ quy định kê khai giá cát, Quảng Ngãi yêu cầu doanh nghiệp thực hiện kê khai giá cát trở lại để ngăn ngừa tình trạng đầu cơ, độc quyền làm tăng giá cát xây dựng.
-
Lấp “lỗ hổng” thất thoát, lãng phí trong hệ thống định mức, đơn giá xây dựng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện chính sách, bảo đảm việc ban hành định mức, đơn giá xây dựng được kịp thời, phù hợp với thị trường, chống thất thoát, lãng phí....