Mới đây, Philippines đã có kết luận cụ thể về việc áp thuế chống bán phá giá với các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam, sau 2 năm xem xét từ đơn khởi kiện của các công ty xi măng tại nước này.
Xi măng Long Sơn, Thăng Long, Hạ Long, Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Phòng, Vissai Ninh Bình... là những doanh nghiệp sản xuất xi măng của Việt Nam bị Philippines áp thuế chống bán phá giá
Theo Hiệp hội xi măng Việt Nam (VNCA), đầu năm 2021, một số nhà sản xuất xi măng tại Philippines khởi kiện các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng từ Việt Nam vào Philippines bán phá giá, gây thiệt hại cho ngành sản xuất xi măng Philippines. Đến ngày 24/4/2021, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng xi măng có xuất xứ Việt Nam, thành lập Ủy ban điều tra.
Phía VNCA đã tìm hiểu về vụ kiện, làm việc với cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương Việt Nam để nắm rõ các thông tin về vụ kiện, phương hướng giải quyết vụ việc và thông tin cho các doanh nghiệp có xuất khẩu xi măng vào Philippines biết.
Theo VNCA, sau khi làm việc, Philippines đồng ý, xi măng của Việt Nam xuất khẩu vào Philippines không gây ra thiệt hại đáng kể đối với các nhà sản xuất xi măng tại nước này và thiệt hại của ngành sản xuất xi măng Philippines còn do những ảnh hưởng khác như đại dịch COVID-19, nhu cầu của thị trường nội địa giảm.
Đây là cơ sở quan trọng để phía Philippines không tiếp tục gia hạn áp thuế tự vệ đối với các sản phẩm xi măng nhập khẩu vào thị trường Philippines (chủ yếu là xi măng xuất khẩu từ Việt Nam).
VNCA cho biết, có 6 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xi măng. Tuy nhiên, có tới 11 doanh nghiệp khác bị áp thuế chống bán phá giá, có những doanh nghiệp bị áp thuế khá cao, đến hơn 23%.
Sau khi có kết luận của DTI, mới đây, Cục Hải quan Philippines đã thông báo danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam bị áp thuế và không bị áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu xi măng vào thị trường này.
Cụ thể, Philippines áp thuế chống bán phá giá tạm thời với thời hạn 5 năm đối với hàng nhập khẩu xi măng pooc lăng thông thường loại 1 (AHTN 2017/2022 phân nhóm số 2523.29.90) và xi măng hỗn hợp loại 1P (AHTN 2017/ 2022 phân nhóm số 2523.90.00) có xuất xứ Việt Nam.
Lệnh này sẽ có hiệu lực ngay lập tức.
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời mà Cục Hải quan Philippines thông báo áp dụng với doanh nghiệp xi măng của Việt Nam
Ngoài ra, Philippines cũng công bố điều tra đối với các nhà xuất khẩu được xác định là có biên độ bán phá giá tối thiểu và/hoặc âm, gồm: Xi măng Cẩm Phả, Chinfon, Tam Điệp và một số doanh nghiệp thương mại xi măng khác.
-
Mất cân đối cung - cầu đẩy giá xi măng tại thị trường miền Nam tăng cao
Trong khi nguồn cung xi măng tại khu vực miền Bắc và miền Trung đang dư thừa thì nguồn cung tại thị trường miền Nam lại thiếu trầm trọng. Việc mất cân đối cung - cầu này đã đẩy giá bán xi măng tăng cao tại khu vực miền Nam.








-
Doanh nghiệp xi măng hơn 30 năm tuổi tại Đà Nẵng lên kế hoạch… lỗ hàng chục tỷ đồng
Sau khi thua lỗ 2 năm liên tiếp, Xi măng Vicem Hải Vân lên kế hoạch cho 6 tháng đầu năm 2025 với doanh thu đạt 202 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế âm 17 tỷ đồng.
-
Bộ trưởng Xây dựng chỉ đạo nóng đối với Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam sau 2 năm liền lỗ hơn nghìn tỷ
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh yêu cầu Tổng Công ty Xi măng Việt Nam điều chỉnh ngay kế hoạch sản xuất kinh doanh, đặt mục tiêu có lãi trong năm 2025 sau 2 năm liên tiếp thua lỗ nghìn tỷ.
-
Thị trường xi măng sắp bước vào “cơn sốt” chưa từng có!
Trong bối cảnh đầu tư công đang được Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ, nhất là đầu tư về hạ tầng giao thông, xây dựng… các doanh nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi, trong đó có xi măng. Sự tăng trưởng trong việc tiêu thụ xi măng sẽ thấy...