Khoảng 6 giờ ngày 30-1, hàng trăm tiểu thương tập trung trước Chợ Đầm để bày tỏ sự không đồng tình với kế hoạch xây dựng mới ngôi chợ hơn 40 năm tuổi này vì có nhiều điểm bất hợp lý.
Các tiểu thương cho rằng khu vực trung tâm chợ (hay còn gọi là nhà tròn) phá đi để xây đài phun nước là rất lãng phí. Việc di dời tất cả các hộ buôn bán sang chợ mới nếu không cẩn thận lại rơi vào tình cảnh ế ẩm như các trung tâm thương mại ở Hà Nội và TP HCM.
Những người buôn bán lâu năm ở chợ còn thắc mắc tại sao chủ đầu tư là Công ty CP Sông Đà - Nha Trang đã huy động vốn và đấu giá các lô sạp trong khi công trình chưa xây dựng xong. Nhiều người buôn bán cả chục năm ở đây không được đền bù mà phải mua lại lô sạp nhưng không được ưu đãi gì…
Đến 8 giờ 30, UBND tỉnh Khánh Hòa cử người đến tiếp xúc và nhận đơn của các tiểu thương. Khoảng 9 giờ, các tiểu thương giải tán.
Bà Ngô Thị Bình, đại diện cho các tiểu tương, cho biết: “Cán bộ tiếp dân nhận đơn của chúng tôi, hứa sẽ trình chủ tịch UBND tỉnh xem xét giải quyết. Tuy nhiên, nếu tỉnh giải quyết không hợp lý chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị”.
Chợ Đầm Nha Trang được xây dựng vào những năm 1970. Trong đó, hai khu chung cư A và B bên trong chợ hoàn thành năm 1972. Còn công trình chính là khu chợ Đầm tròn được đưa vào sử dụng từ năm 1974, tượng trưng cho bông sen và những cánh sen đang nở. Từ lâu, khu chợ này đã trở thành một địa chỉ du lịch nổi tiếng và là một trong những biểu tượng ở Nha Trang.
Ngày 28-8-2013, UBND tỉnh Khánh Hòa cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Sông Đà - Nha Trang thực hiện Dự án chợ Đầm Nha Trang có quy mô 3 tầng với tổng diện tích hơn 21.000m², bên cạnh đó còn có khu chợ tươi sống 1 tầng rộng hơn 1.400m².
Việc xây dựng lại chợ Đầm được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tiến hành từ tháng 1-2014 đến hết tháng 12-2015, giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2016 và kết thúc vào năm 2020. Hiện nay, có hơn 1.300 hộ kinh doanh tại đây.
-
Thừa Thiên - Huế: Tiểu thương "quay lưng" với chợ 27 tỷ đồng
Sau hơn 1 năm được xây dựng hoàn thành với kinh phí 27 tỷ đồng, chợ Nong (xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) vẫn đang bị bỏ hoang do bị tiểu thương "tẩy chay".
-
Huyện quyết chuyển đến chợ mới, dân muốn bám chợ cũ
“Sau khi vận động tiểu thương về chợ mới tại xã Quảng Trung, chúng tôi sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế những tiểu thương không thực hiện di dời”, ông Nguyễn Mạnh Cường, Chủ tịch UBND huyện Hải Hà (Quảng Ninh), thông báo sáng 14/1 tại buổi họp báo về việc di chuyển tiểu thương khỏi chợ trung tâm Hải Hà, thị trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà.
-
Ki ốt đóng cửa hàng loạt vì giá thuê tăng
“Trong khi tình hình kinh doanh đang rất khó khăn, đơn vị quản lý chợ không những không cảm thông, chia sẻ với bà con mà đùng một cái, họ ra thông báo tăng giá thuê ki ốt khiến các tiểu thương vô cùng chán nản. Một số hộ đã phải đóng cửa hàng do không chịu được áp lực về các khoản phí phải nộp hàng tháng”...