24/09/2024 8:21 AM
Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi, nguồn cung xi măng vượt xa so với nhu cầu cùng với tình hình mưa bão diễn biến phức tạp...là những nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ xi măng thời gian tới.

Clinker và xi măng là những thành phần then chốt trong ngành xây dựng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng những công trình vững chắc và bền bỉ.

Từ năm 2010, lần đầu tiên Việt Nam tự sản xuất đủ clinker, xi măng phục phụ nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu ra các thị trường khác. Cùng với đó, Việt Nam hình thành những nhà máy sản xuất xi măng quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trên bản đồ sản xuất xi măng thế giới khi đạt công suất khoảng 100 triệu tấn/năm, đứng thứ 3 toàn cầu (theo số liệu năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ). Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có công suất sản xuất xi măng lớn nhất trên thế giới gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiêu thụ xi măng sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng mưa bão?- Ảnh 1.

Tiêu thụ xi măng sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng mưa bão

Theo số liệu thống kê từ Báo cáo ngành Xi măng, sản lượng sản xuất toàn ngành trong tháng 8 vừa qua ước đạt khoảng 7 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ tháng trước.

Sau khi Chính phủ tổ chức Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng, đã được sự quan tâm, ủng hộ của các đơn vị liên quan. Các giải pháp khơi thông thị trường tiêu thụ cho ngành xi măng được các bên liên quan xem xét kịp thời.

Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) nhận định, ngành xi măng đang đối mặt với khó khăn vô cùng lớn khi tiêu thụ nội địa ở mức thấp và xuất khẩu gặp khó khăn. Giá xi măng và clinker liên tục giảm, nhiều sản phẩm đang phải bán dưới giá thành sản xuất.

PGS.TS Lương Đức Long, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký VNCA cho biết, thời điểm hiện tại, đầu ra ở thị trường nội địa rất khó khăn.

“Như mọi năm, ở thời điểm hiện tại nhu cầu sử dụng xi măng rất cao nhưng năm nay thì trái lại, khiến nguồn cung tiếp tục dư thừa. Điều này buộc các doanh nghiệp sản xuất Xi măng phải tìm đến thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, khi xuất khẩu, xi măng Việt Nam cũng phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn, nhất là với các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc”, lãnh đạo VNCA thông tin.

Tiêu thụ xi măng trong nước tháng 8/2024 đạt khoảng 4,74 triệu tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023. Mặc dù, tháng 8 là tháng Ngâu (âm lịch) thường hay mưa nhiều, nhưng thị trường tiêu thụ không ở mức quá trầm lắng.

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu xi măng vẫn tiếp tục gặp khó khăn khi chỉ dừng chân ở mức 2,33 triệu tấn, giảm 7% so với tháng 7. Một loạt các thị trường xuất khẩu chính như Bangladesh, Đài Loan, Mỹ có xu hướng giảm.

Dự báo tình hình tiêu thụ xi măng trong nước tháng 9/2024 sẽ tiếp tục suy giảm so với tháng 8 chỉ ở mức xấp xỉ 3,9 triệu tấn. Nguyên nhân do thời tiết tại khu vực phía Bắc và các tỉnh miền Trung xảy ra các cơn bão liên tiếp và mưa nhiều.

Thị trường xuất khẩu vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Logistics tiếp tục gặp khó khăn, giao thương ảnh hưởng bởi các cơn bão trong khu vực.

Ngoài ra, trong tháng 8 vừa qua, Đài Loan đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với xi măng và clinker có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam, gây không ít khó khăn cho xuất khẩu.

Thúy Hà
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.