“Cuộc di dân lịch sử’’
Ngày 10/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Văn bản số 1771/TTg- CN phê duyệt khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ tái định cư thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích cố đô Huế.
Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế (gọi tắt là Đề án) được UBND tỉnh phê duyệt vào năm 2019 và phê duyệt điều chỉnh Đề án tại Quyết định số 3360/QĐ-UBND ngày 30/12/2020.
Cụ thể, từ năm 2019-2021 (giai đoạn 1), thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng di tích Kinh Thành Huế (gồm tường thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ, Trấn Bình Đài) và Hồ Tịnh Tâm cho khoảng 3.516 hộ dân (trong đó đã di dời 166 hộ dân giai đoạn 2012- 2018). Tổng mức đầu tư giải phóng mặt bằng cho giai đoạn 1 khoảng 2.005 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 của dự án từ năm 2021-2022 (đã được kéo dài đến năm 2023), thực hiện di dời dân cư, giải phóng mặt bằng phạm vi các di tích Hồ Học Hải, Đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, khu vực tiếp giáp Mang Cá cho khoảng 1.954 hộ dân, với tổng mức đầu tư giải phóng mặt bằng khoảng 1.760 tỷ đồng.
Đến nay, dự án đã thực hiện tại các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ Thành Hào - Tuyến Phòng Lộ, Trấn Bình Đài, Hồ Tịnh Tâm, Đàn Xã Tắc, khu vực tiếp giáp BCH Quân sự tỉnh, Hồ Học Hải, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ và Lục Bộ tại Thượng Thư Đường Bộ Công.
Trong đó có 5.024 hộ dân bị ảnh hưởng. Địa phương đã phê duyệt bố trí tái định cư với 2.677 lô đất và người dân đã nhận 2.441 lô đất tái định cư. Riêng 236 lô đất tái định cư còn lại, hiện đang tiếp tục tổ chức nhận đất cho hộ dân sau khi chi trả tiền và thông báo bàn giao mặt bằng theo quy trình.
Đến nay, hơn 880 hộ đã xây dựng nhà ở ổn định cuộc sống. Đối với số còn lại đang có kế hoạch xây dựng nhà ở trong năm 2023 và các hộ phụ được giao đất có khó khăn về tài chính chưa xây dựng nhà ở hoặc đã chuyển nhượng để có tiền xây dựng nhà ở.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hạng mục dọn dẹp vệ sinh và hoàn trả mặt bằng sau khi di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế thuộc dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế với kinh phí 54 tỷ đồng.
Hiện nay, đã và đang thực hiện hạ giải, dọn dẹp mặt bằng đối với từng hộ sau khi bàn giao mặt bằng, triển khai công tác san gạt trả lại cao độ phù hợp theo hình thức cuốn chiếu.
Đề xuất điều chỉnh, mở rộng phạm vi đề án
Quần thể di tích Cô đô Huế là di tích cấp quốc gia đặc biệt, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tỉnh đã thực hiện di dời các hộ dân đang sinh sống trong khu vực I, hệ thống Kinh thành Huế. Đến nay, đã triển khai di dời hơn 5.000 hộ dân thuộc dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế (giai đoạn 1).
Để tiếp tục gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa, đồng thời ổn định cuộc sống của người dân sống trong khu vực I, khu vực II khoanh vùng bảo vệ di tích… việc tiếp tục thực hiện dự án giai đoạn 2 để di dời các hộ dân còn lại trong khu vực Kinh thành và các khu vực di tích quần thể di tích Cố đô Huế nằm ngoài hệ thống Kinh thành là cần thiết.
Theo nội dung báo cáo của UBND thành phố Huế, các khu vực dự kiến di dời dân cư, giải phóng mặt bằng của giai đoạn 2 là 19 khu vực gồm: Hổ Quyền, Voi Ré, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu – Võ Miếu, Đàn Nam Giao, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Dục Đức, Lăng Đồng Khánh, Lăng Khải Định, Lăng Gia Long, Lăng Trường Cơ, Lăng Cơ Thánh, Điện Hòn Chén, Trấn Hải Thành, Lăng Vạn Vạn, Đàn Âm Hồn, Quốc Tử Giám.
Các khu vực này có phạm vi khoảng 83,3 ha, ảnh hưởng khoảng 1.287 hộ dân, trong đó có khoảng 489 hộ chính và khoảng 798 hộ phụ.
Trên cơ sở đề xuất của UBND thành phố Huế và nội dung thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh vừa đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua điều chỉnh, mở rộng phạm vi Đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.
Theo đó, từ năm 2019-2023 (giai đoạn 1), hoàn thành di dời dân cư, giải phóng mặt bằng phạm vi di tích Kinh Thành Huế gồm 11 khu vực: Thượng Thành, các Eo Bầu, Hộ Thành Hào và Tuyến Phòng Lộ, Trấn Bình Đài, Hồ Tịnh Tâm, Đàn Xã Tắc, Tiếp giáp BCH Quân sự Tỉnh (tại các tuyến đường Mang Cá, Lê Trung Đình, Lương Y, Xuân 68), Hồ Học Hải, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ tại Thượng Thư Đường Bộ Công.
Các khu vực này có khoảng 5.190 hộ dân, trong đó đã di dời 166 hộ dân giai đoạn 2012-2018. Đồng thời hoàn thành 10 dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ (từ KV1- KV10) tổng diện tích 82,77ha phục vụ tái định cư.
Từ năm 2023-2025 (giai đoạn 2 – điều chỉnh, mở rộng), hoàn thành di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại 19 khu vực: Hổ Quyền, Voi Ré, Chùa Thiên Mụ, Văn Miếu – Võ Miếu, Đàn Nam Giao, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị, Lăng Tự Đức, Lăng Dục Đức, Lăng Đồng Khánh, Lăng Khải Định, Lăng Gia Long, Lăng Trường Cơ, Lăng Cơ Thánh, Điện Hòn Chén, Trấn Hải Thành, Lăng Vạn Vạn, Đàn Âm Hồn, Quốc Tử Giám.
Đồng thời hoàn thành khu dân cư phục vụ giải phóng mặt bằng có diện tích khoảng 9,04 ha phục vụ tái định cư.
-
Đẩy nhanh tiến độ tái định cư để di dân khu vực 1 Kinh thành Huế
Dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
-
Tin vui cho người lao động tại thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam
Ngày 14/1, tại thành phố Huế, Công ty Cổ phần Kim Long Motor Huế và Tập đoàn Changan Automobile (Trung Quốc) đã ký kết hợp tác và công bố kế hoạch xây dựng Nhà máy sản xuất ô tô du lịch 5-7 chỗ ngồi....
-
Thành phố trực thuộc Trung ương “trẻ nhất” Việt Nam mời gọi đầu tư khu đô thị gần 1.200 tỷ đồng
Dự án đô thị đang được TP. Huế mời gọi doanh nghiệp đầu tư có quy mô 18.551m2 tại phường Thủy Vân, quận Thuận Hóa. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỷ đồng.
-
Khu vực vừa lên thành phố Trực thuộc Trung ương sắp đấu giá 81 lô đất, giá chỉ từ 3 triệu đồng/m2
Trong hai tháng đầu năm 2025, thành phố Huế sẽ tổ chức đấu giá 81 lô đất trên địa bàn hai huyện Phú Lộc và Phong Điền. Giá khởi điểm chỉ từ 3 triệu đồng/m2.