Dự án sây bay quốc tế Long Thành đang được các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, trong đó hạng mục quan trọng là đường cất hạ cánh sẽ được hoàn thành trước tháng 7/2025. Sân bay Long Thành sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn sẽ có công suất lên đến 100 triệu khách/năm.

Hình hài nhà ga sân bay Long Thành đã dần hiện rõ (Ảnh Tiền Phong)

Thông tin trên báo Đồng Nai mới đây, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay quốc tế Long Thành cho biết, hiện nay đã bước vào thời điểm mùa khô, thời tiết thuận lợi nên các nhà thầu đang tranh thủ đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu.

Với gói thầu san nền thoát nước, các nhà thầu đã thực hiện đào đắp đạt 105/115 triệu m3 đất, cơ bản hoàn tất đảm bảo mặt bằng phục vụ thi công các dự án thành phần.

Với gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình đường cất - hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay hiện đã đào đắp được 383 ngàn m3 trên tổng số 2,5 triệu m3 đất. Dự kiến sẽ hoàn thành xây dựng đường cất hạ cánh trước tháng 7-2025.

Với gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách, liên danh nhà thầu đã hoàn thành lắp đặt toàn bộ 24 cẩu tháp phục vụ thi công, hoàn thành xây dựng hàng rào và hơn 3,6km đường công vụ. Đồng thời, các nhà thầu cũng đã thực hiện đập đầu cọc 587 trên tổng số 1566 trụ.

Gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách sân bay Long Thành được khởi công vào cuối tháng 8/2023 được xem như “trái tim” của sân bay Long Thành

Gói thầu này có trị giá 35.000 tỉ đồng do liên danh nhà thầu Vietur trúng thầu thi công. Liên danh nhà thầu Vietur bao gồm Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại xây dựng IC ISTAS, trực thuộc Tập đoàn IC Holding tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đi cùng là các doanh nghiệp trong nước như Ricons, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Newtecons, SOL E&C, Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty CP kết cấu ATAD, Phục Hưng Holdings, Hawee, Hancorp.

Tham khảo: Bản đồ quy hoạch huyện Long Thành

Về hai tuyến đường kết nối, hiện tuyến số 1 đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng thông tuyến đường công vụ. Trong khi đó, tuyến số 2 hiện còn 33ha chưa bàn giao nên ACV cũng mong muốn được bàn giao sớm để triển khai thi công.

Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 là dự án quan trọng Quốc gia, công trình cấp đặc biệt, có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam với quy mô đầu tư 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Dự kiến sau khi hoàn thành tất cả các giai đoạn, sân bay Long Thành sẽ đạt công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm và trở thành sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai và hướng tới trở thành một trong những cảng hàng không trung chuyển nhộn nhịp trong khu vực.

Theo kế hoạch, sân bay Long Thành giai đoạn 1 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2026.

  • Vướng luật, “siêu” sân bay Long Thành chưa được giao vốn

    Vướng luật, “siêu” sân bay Long Thành chưa được giao vốn

    Tại hội trường Quốc hội sáng 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có giải trình về nhiều vấn đề trong thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025…

Nguyễn Văn
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.