19/07/2022 2:07 PM
Bên cạnh việc tập trung hỗ trợ, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư, Thừa Thiên Huế cũng đang đẩy nhanh tiến độ quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư các dự án khác.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát đi Báo cáo số 248/BC-UBND về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 và một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022.

Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên cho biết, trong thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục tập trung hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm.

Cụ thể, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư: Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Gilimex; Sân golf Thiên An, BRG; Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Bình; Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motor Huế,...

Đặc biệt hỗ trợ các dự án đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chính thức đi vào hoạt động: Dự án sản xuất găng tay Kanglongda - giai đoạn I; Khu nghỉ dưỡng Minh Viễn Lăng Cô; Laguna Lăng Cô; Trung tâm thương mại AEONMALL; Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung SMC, các dự án trong khu đô thị An Vân Dương,....

Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư một số dự án: Khu nhà ở và thương mại, dịch vụ cao cấp tại nút giao vòng xuyến V Nguyên Giáp - Tố Hữu; Trung tâm thương mại dịch vụ Khu A - Khu đô thị mới An Vân Dương; Thành phố Giáo dục Quốc tế Huế tại Khu E - Khu đô thị mới An Vân Dương; Tổ hợp nhà ở, kinh doanh kết hợp trung tâm thương mại, du lịch dịch vụ và vui chơi giải trí tỉnh Thừa Thiên Huế (Chợ du lịch); Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đô thị biển Vinh Xuân; Bệnh viện Quốc tế Huế,…

Tiếp tục theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ thi công một số dự án: Dự án Laguna Lăng Cô (thủ tục đầu tư và kinh doanh casino); Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên công suất 120.000m3 /ngđ; Dự án Công viên biển và bảo tàng Huế (Hue Amusement & Beach Park); Khách sạn, dịch vụ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí tổng hợp…

Ngoài ra, các Tổ công tác giám sát, quản lý các dự án đầu tư tiếp tục đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ngoài ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn.

Hỗ trợ, đẩy nhanh GPMB sớm triển khai thực hiện các dự án hạ tầng phát triển sản xuất: Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Gilimex; Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN Phú Bài giai đoạn IV, đợt 1; Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Phong Điền-Viglacera và Đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải - KCN Phong Điền; KCN và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây;…

Sắp có làn sóng đầu tư mới đổ bộ vào Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô?

Theo thống kê từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay trên địa bàn Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh có 159 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 107.573 tỷ đồng. Trong đó, có 38 dự án vốn FDI với vốn đầu tư đăng ký là 69.449 tỷ đồng.

Cụ thể, địa bàn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô có 49 dự án, vốn đăng ký 78.260 tỷ đồng; địa bàn các KCN có 110 dự án đầu tư với vốn đăng ký 29.313 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư thực hiện đến nay ước đạt 34.681 tỷ đồng (chiếm 33,7% tổng vốn đăng ký).

Tính đến nay, có 93 dự án đang hoạt động (chiếm tỷ lệ 58,4%); 43 dự án đang triển khai thực hiện (chiếm tỷ lệ 27%); 23 dự án còn lại thuộc diện chậm tiến độ, ngừng triển khai thưc hiện (chiếm tỷ lệ khoảng 14,4%).

Trong một diễn biến có liên quan, mới đây UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Quyết định số 1586 /QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án thu hút đầu tư địa bàn Khu kinh tế, Khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo Quyết định vừa được phê duyệt, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ thu hút đầu tư nhiều dự án lớn tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô như, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp kỹ thuật cao (vị trí 1) quy mô 2.000 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp kỹ thuật cao (vị trí 2) quy mô 1.550 tỷ đồng.

Cùng với đó là dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp kỹ thuật cao (vị trí 3) quy mô 1.525 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp kỹ thuật cao (vị trí 4) quy mô 1.450 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp số 2 Chân Mây quy mô 800 tỷ đồng; dự án đầu tư bến số 4, 5 quy mô 1.600 tỷ đồng

Bên cạnh đó còn có dự án khu đô thị Chân Mây (vị trí trung tâm) quy mô 35.000 tỷ đồng; dự án khu đô thị Chân Mây (vị trí ven sông Bù Lu) quy mô 14.700 tỷ đồng; dự án khu đô thị Chân Mây (vị trí 2) quy mô 1.290 tỷ đồng; dự án khu đô thị Chân Mây (vị trí 4) quy mô 2.130 tỷ đồng.

Ngoài ra còn có dự án khu du lịch biển Lăng Cô – đầm Lập An quy mô 4.000 tỷ đồng; khu du lịch sinh thái Bãi Cả quy mô 2.500 tỷ đồng;…

Xúc tiến, kêu gọi nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào Thừa Thiên Huế

Về công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã tổ chức làm việc với các Tập đoàn lớn như Sovico, Sunshine, Hòa Phát, Tân Á Đại Thành, Danh Khôi, Hưng Thịnh.

Ngoài ra còn có tập đoàn Alphanam; KMH (Hàn Quốc); AGR (Thái Lan – Tập đoàn chuyên xuất khẩu gạo lớn nhất Thái Lan); SermSang (Thái Lan – Tập đoàn chuyên về năng lượng hàng đầu Thái Lan); Tập đoàn Itochu; Tập đoàn Yoshida Kaiun (Nhật Bản); Công ty Cổ phần Western Pacific; ký kết Biên bản thảo luận với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam về thực hiện dự án “Làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc”;…

Cũng theo Báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm, đối với các dự án ngoài ngân sách, tỉnh tập trung hỗ trợ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án đã được chấp thuận Nhà đầu tư (đã ban hành 30 Kế hoạch hỗ trợ cho 30 dự án) để sớm khởi công thực hiện dự án.

Đồng thời hỗ trợ để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 19 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư; hỗ trợ lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư 29 dự án đã phù hợp quy hoạch; trình phê duyệt kế hoạch hỗ trợ cho 103 dự án đang lập thủ tục quy hoạch.

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế còn tập trung hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư để triển khai các dự án phát triển đô thị, dự án Trung tâm thương mại,… ở Khu đô thị An Vân Dương.

Cũng theo thống kê, Thừa Thiên Huế hiện có 16 dự án được cấp quyết định chủ trương và đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn kêu gọi đầu tư trên 8.990 tỷ đồng.

Đơn cử như dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở gồm các khu đất có ký hiệu OTM4, OTM6, LK16, LK17, CC12, CX2 tại nút giao vòng xuyến V Nguyên Giáp – Tố Hữu với tổng vốn 4.280 tỷ đồng; Khu nghỉ dưỡng sinh thái ven biển tại xã Giang Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.080 tỷ đồng;…

Lê Phước Bình
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.