Thủ tướng Phạm Minh Chính sang tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Vientiane (Lào) - Ảnh TTXVN.
Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45 và các hội nghị liên quan tại Thủ đô Vientiane, Lào diễn ra từ ngày 8-11/10, là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng nhất của ASEAN trong năm, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Đông Timor và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực.
Đây là dịp để lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực. Dịp này cũng sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ABIS); các phiên đối thoại giữa lãnh đạo các nước ASEAN với đại diện Đại Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC) và Thanh niên; và HNCC lần thứ 2 Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng “0”.
Các nội dung được tập trung thảo luận tại các Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 bao gồm tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, trong đó có việc thúc đẩy hoàn tất đúng hạn các Kế hoạch Tổng thể 2025 và xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và các Chiến lược triển khai trong giai đoạn tới; kiểm điểm và định hướng quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, nhất là về thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, được quan tâm hiện nay; trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực.
Dự kiến các hội nghị lần này sẽ thông qua và ghi nhận khoảng 80 văn kiện về nhiều ưu tiên, lĩnh vực hợp tác cả nội khối ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác như xây dựng Chiến lược triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, triển khai Tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), kết nối chuỗi cung ứng, hợp tác số, tuần hoàn nhựa, ứng phó biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, giáo dục mầm non, nông nghiệp bền vững, giao lưu nhân dân.
Tại Hội nghị, Việt Nam sẽ tham gia đóng góp định hướng hợp tác ASEAN, khai thác tối đa các cơ chế hợp tác hiện có, tích cực đàm phán các khuôn khổ hợp tác mới để thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, phù hợp với tình hình, bối cảnh, xu hướng mới. Đặc biệt, đề xuất các ý tưởng, thúc đẩy định hình tương lai ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024
Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 với nhiều điểm sáng tích cực, GDP ước tăng 6,82%; xuất khẩu có triển vọng lập mốc lịch sử mới với cán cân thương mại xuất siêu 20,79 tỷ USD; thu hút vốn đầu tư FDI cao;.... theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.
-
Kinh tế Việt Nam sẽ đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2050?
Đó là nhận định của GS Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) chia sẻ trong một talkshow được tổ chức tại TP.HCM vào ngày 6/10 vừa qua.
-
Mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị tập trung hoàn thiện hạ tầng trọng điểm, kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển. Mục tiêu hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành và ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025....
-
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã đạt gần 109 tỷ USD
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng qua Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với trị giá 108,9 tỷ USD tăng 24% so với cùng kỳ và cũng là thị trường xuất khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD....
-
Dự kiến lập Trung tâm Tài chính quốc tế ở TP.HCM, Trung tâm Tài chính khu vực ở Đà Nẵng
Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc....