Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đóng vai trò quan trọng, "không làm không được"
Theo CTTĐT Chính phủ, chiều 9/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Tại đây, Thủ tướng đã có những chỉ đạo liên quan đến việc triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Cụ thể, Kết luận 49 của Bộ Chính trị đã nêu rõ yêu cầu đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trước năm 2045.
Thủ tướng cũng khẳng định, việc phát triển đường sắt tốc độ cao "không làm không được", phải quyết tâm làm và sẽ làm được.
Để huy động nguồn lực, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển, xu thế thời đại, công nghệ hiện đại.
Thủ tướng gợi ý, nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới. Phải huy động hợp tác công-tư, tham khảo kinh nghiệm các nước, khai thác hiệu quả nguồn lực từ nguồn nhân lực 22.000 người, gần 300 nhà ga, nguồn lực đất đai, tiềm năng du lịch dọc tuyến đường sắt tốc độ cao…
Bộ Giao thông Vận tải đang xin ý kiến các bộ ngành về phương án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam với 3 kịch bản. So với, những đề xuất trước đó của Bộ này, các phương án mới có số vốn đầu tư cao hơn.
Cụ thể, kịch bản 1 là đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 17 tấn mỗi trục, chỉ khai thác tàu khách.
Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được nâng cấp để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 67,32 tỉ USD.
Kịch bản 2 xây dựng mới tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, khai thác chung cả tàu chở khách và chở hàng, tốc độ thiết kế 200-250 km/h, chạy tàu hàng tối đa 120 km/h.
Tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu được hiện đại hóa để chuyên chở hàng, chở khách du lịch và khách chặng ngắn. Tổng vốn đầu tư khoảng 72,02 tỉ USD.
Ưu điểm của kịch bản 2 là vận chuyển cả hành khách và hàng hóa trên cùng tuyến. Kết nối liên vận quốc tế thuận lợi, song tốc độ lưu thông thấp.
Kịch bản 3 là đầu tư tuyến đường sắt Bắc Nam đường đôi, khổ ray 1.435 mm, tải trọng 22,5 tấn mỗi trục, tốc độ thiết kế 350 km/h, khai thác tàu chở khách và dự phòng cho chở hàng khi có nhu cầu.
Tổng vốn đầu tư dự án 68,98 tỉ USD. Nếu đầu tư hạ tầng, thiết bị, phương tiện để khai thác tàu hàng chạy Bắc Nam thì vốn đầu tư dự án khoảng 71,69 tỉ USD.
Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ cùng Bộ Giao thông Vận tải cũng đã liên tục mời gọi các đối tác quốc tế lớn quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong quá trình triển khai dự án. Trong đó, có Ngân hàng thế giới (WB), đội ngũ chuyên gia Nhật Bản, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc…
-
Siêu dự án đường sắt 60 tỉ USD của Việt Nam được các “ông lớn” thế giới quan tâm như thế nào?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đang được Việt Nam lên kế hoạch chuẩn bị đầu tư với kinh phí dự kiến lên đến khoảng hơn 60 tỉ USD. Siêu dự án này hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của các cường quốc về công nghệ cũng như các tổ chức tài chính hàng đầu thế giới.
-
Trình Quốc hội dự án đường sắt hơn 67,3 tỉ USD, tốc độ 350km/h
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.541km, tốc độ 350km/h, tổng vốn đầu tư hơn 67,3 tỉ USD sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp sắp tới.
-
Tập đoàn hàng đầu Trung Quốc muốn tham gia dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sáng 6/11, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc (CRCC) cùng các lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn....
-
7 lĩnh vực này đứng trước thời cơ chưa từng có khi đường sắt tốc độ cao gần 70 tỷ USD ở Việt Nam triển khai
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã chỉ ra ít nhất 7 lĩnh vực sẽ đón nhận cơ hội mới khi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được triển khai, bao gồm: xây dựng; các ngành phụ trợ (vật liệu, sắt thép, công nghiệp hỗ trợ); dịch ...