Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đang được chuẩn bị đầu tư
60 tỉ USD để đi từ Hà Nội đến TP.HCM chỉ còn hơn 5 giờ
Trong Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và dự kiến năm 2024 của Thủ tướng Chỉnh phủ Phạm Minh Chính tại kỳ họp Quốc hội mới đây, đã xác định Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trong năm 2024.
Từ tháng 3/2023, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đặt mục tiêu năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và khởi công trước 2030.
Hai đoạn sẽ được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2026 – 2030 gồm Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang.
Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến các bộ, ngành về 2 phương án dự kiến đầu tư dự án:
Phương án 1 là xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam với đường đôi, khổ ray 1.435 mm, chiều dài 1.545 km, tốc độ khai thác 320 km/giờ, chỉ chạy tàu khách; kết hợp cải tạo đường sắt hiện hữu để chuyên chở hàng. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 58,71 tỉ USD.
Với phương án này, người dân đi từ Hà Nội đến TP.HCM chỉ trong thời gian khoảng 5 giờ 20 phút.
Phương án 2 là xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam mới, đường đôi, khổ ray 1.435 mm, kết hợp khai thác cả tàu chở khách và chở hàng; tốc độ khai thác tàu khách tối đa 180 - 250 km/giờ, tàu hàng tối đa 120 km/giờ. Tổng mức đầu tư khoảng 64,9 tỉ USD.
Với phương án này, thời gian đi từ Hà Nội đến TP.HCM mất khoảng khoảng 7-8 giờ.
Nhiều tập đoàn, tổ chức quốc tế muốn chung tay
Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng và số vốn đầu tư rất lớn, nên Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đang có nhiều nỗ lực để có bước chuẩn bị tốt nhất cho dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Trong thời gian gần đây, lãnh đạo Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải liên tục có các cuộc gặp làm việc với nhiều tập đoàn, tổ chức tài chính quốc tế lớn để mời gọi đầu tư cho dự án.
Cụ thể, trong cuộc gặp và làm việc với lãnh đạo Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị WB bố trí nguồn vốn cho Việt Nam vay với lãi suất thấp nhất để đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Trong đó, có dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Manuela Ferro, Phó chủ tịch phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của Nhóm Ngân hàng thế giới, chiều 14/11. Ảnh (Nhật Bắc/ Chinhphu)
Tại cuộc gặp, lãnh đạo WB cho biết, sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.Đến nay, WB đã cam kết cho Việt Nam vay khoảng 25 tỷ USD để thực hiện hơn 170 dự án trong các lĩnh vực, trong đó có hạ tầng giao thông.
Vào cuối tháng 10/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã có buổi làm việc với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Bộ trưởng Giao thông Vận tải đã bày tỏ mong muốn phía Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Theo Bộ trưởng Thắng, đây là dự án vô cùng quan trọng, có tổng mức đầu tư lớn. Do đó, mong muốn Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong quá trình nghiên cứu, triển khai dự án cũng như xem xét hỗ trợ vốn triển khai dự án theo cơ chế vốn ODA thế hệ mới với điều kiện ưu đãi hơn, ít ràng buộc hơn.
Đại sứ Nhật Bản cho biết, Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu, đầu tư các dự án giao thông, trong đó có đường sắt tốc độ cao. Riêng với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Nhật Bản sẽ xem xét hỗ trợ Việt Nam vốn vay ODA với cơ chế thuận lợi nhất.
Trước đó, trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Sáng kiến Vành đai và Con đường đang diễn ra tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng đã làm việc với lãnh đạo Tổng công ty Xây dựng cảng Trung Quốc (CHEC) và Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC).
Được biết, CHEC và CCCC đều là những doanh nghiệp lớn có tên tuổi trong lĩnh vực đầu tư hạ tầng tại Trung Quốc. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp này cũng đã có mặt từ năm 1996 và đã tham gia đầu tư nhiều dự án hạ tầng, năng lượng tại nhiều tỉnh thành.
Tại buổi gặp với Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, lãnh đạo hai tập đoàn tiếp tục bài tỏ mong muốn được tham gia đầu tư vào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và các hạ tầng quan trọng khác như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận mở rộng, TP.HCM – Mộc Bài, Đồng Đăng – Trà Lĩnh…
-
Thủ tướng “gọi vốn” cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 60 tỉ USD
Tại buổi làm việc với lãnh đạo Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Minh Chính đề nghị WB có nhiều phương thức, hỗ trợ vốn cho nhiều dự án quan trọng sắp tới của Việt Nam, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam.
-
Chỉ đạo mới của Chính phủ về dự án đường sắt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phối hợp với các bộ ngành, địa phương dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1/2025....
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
Lựa chọn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới cho dự án đường sắt tốc độ cao 67,3 tỷ USD
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo các bộ ngành cần có những cơ chế, chính sách để lựa chọn "trúng, đúng" tổ chức, đơn vị tư vấn quốc tế uy tín, kinh nghiệm, năng lực hàng đầu thế giới tham gia từ khâu thiết kế tổng thể, đến thẩm định, đánh giá, giám...