Hình minh họa
Thông tin từ CTTĐT Chính phủ cho biết, chiều 27/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng khẳng định WB đối tác phát triển rất quan trọng; đánh giá cao sự hỗ trợ, đóng góp tích cực của WB vào phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam từ năm 1993 đến nay thông qua hoạt động tư vấn chính sách và tài trợ tài chính cho các dự án ODA, vốn vay ưu đãi.
Trong thời gian tới, Thủ tướng đề nghị WB có nhiều phương thức, mô hình cung cấp và quản lý vốn tài trợ linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của Việt Nam.
Trong đó, ưu tiên thực hiện những dự án lớn trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông chiến lược như đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đường sắt TPHCM-Cần Thơ, đường sắt kết nối Hà Nội-Khu công nghệ cao Hòa Lạc; năng lượng tái tạo; nông nghiệp thông minh, phát thải carbon thấp; chuyển đổi số; ứng phó biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long.
Đại diện WB cũng nhất trí với Thủ tướng về định hướng triển khai các dự án có trọng tâm, trọng điểm, đạt mục tiêu đề ra. Cam kết tiếp tục tích cực phối hợp với các cơ quan phía Việt Nam, cùng đồng hành trong phát triển kinh tế-xã hội, nhất là trong các lĩnh vực mà Thủ tướng đã có ý kiến trao đổi.
Liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển KTXH năm 2024.
Trong đó, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền xem xét Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam trong năm 2024.
Từ tháng 3/2023, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đặt mục tiêu năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và khởi công trước 2030.
Hai đoạn sẽ được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2026 – 2030 gồm Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang.
Trước đó vào năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã trình Chính phủ báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Theo nội dung báo cáo này, tuyến sẽ đi qua 20 tỉnh thành từ Hà Nội đến TP.HCM. Đây là tuyến đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tốc độ khai thác 320 km/h.
Trên tuyến có 20 ga hành khách, đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán. Tổng mức đầu tư sau thẩm tra là 64 tỉ USD.
Tuy nhiên, Hội đồng thẩm định Nhà nước sau khi đánh giá báo cáo tiền khả thi đã đưa ra đề xuất khác.
Cụ thể, sẽ đầu tư tuyến đường sắt vừa chở khách, vừa chở hàng tốc độ khai thác 225 km/h cho tàu khách, 160 km/h cho tàu hàng. Trên tuyến có 50 ga hành khách và 20 ga hàng hóa. Tổng mức đầu tư sơ bộ là 61 tỉ USD.
-
Những dự án hạ tầng giao thông đặc biệt quan trọng nào sẽ được “quyết định” trong năm 2024?
Một trong những nhiệm vụ trong năm 2024 và thời gian tới được Thủ tướng Chính phủ đề ra là đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là hệ thống đường cao tốc, nâng cấp các sân bay, bến cảng, hạ tầng đô thị, liên vùng. Đặc biệt, trình cấp có thẩm quyền xem xét Đề án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
-
Nợ công thấp là cơ sở huy động 67 tỷ USD làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Chiều 20/11 Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
-
Làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần tới 240.000 công nhân kỹ thuật
Theo tính toán của Bộ GTVT, nhu cầu nhân lực cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vô cùng lớn, cần khoảng 240.000 công nhân kỹ thuật cho thi công xây lắp hạ tầng, 13.800 nhân lực vận hành và khoảng 2.000 chuyên gia tư vấn....
-
Đề xuất kéo dài đường sắt tốc độ cao hơn 67 tỷ USD đến Cần Thơ
Sáng ngày 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.